Tinh dầu là một hỗn hợp của nhiều thành phần, thường có mùi thơm, không tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ, bay hơi được ở nhiệt độ thường và có thể điều chế từ thảo mộc bằng phương pháp cất kéo hơi nước.
Tinh dầu phân bố rất rộng ở trong hệ thực vật, đặc biệt tập trung nhiều ở một số họ: Họ Hoa tán – Apiaceae, họ Cúc – Asteraceae, họ Hoa môi – Lamiaceae, Họ Long lão – Lauraceae, họ Sim – Myrtaceae, họ Cam – Rutaceae, họ Gừng – Zingiberaceae.. Một số động vật cũng có chữa tinh dầu: Hương xạ, cà cuống… Tinh dầu có trong tất cả các bộ phận của cây: Lá (Bạc hà, Tràm, Bạch đàn), bộ phận trên mặt đất (Bạc hà, Hương nhu), hoa (Hoa Nhài, hoa Hồng, hoa Bưởi), Nụ hoa: Đinh hương, Quả: Sa nhân, Thảo quả, Hồi, Vỏ quả: Cam, Chanh…, Vỏ thân: Quế, Gỗ: Long não, Vù hương, Rễ: Thiên niên kiện, Thạch xương bồ, Thân rễ: Gừng, Nghệ.
Một điều cần lưu ý là trong cùng một thân cây, thành phần hóa học tinh dầu ở các bộ phận khác nhau có thể giống nhau về mặt định tính: Ví dụ tinh dầu vỏ và lá quế Cinnamomum cassia thành phần chính đều là aldehyd cinnamic, nhưng cũng có thể khác nhau: Ví dụ tinh dầu vỏ và lá quế Cinnamomum zeylannicum (Vỏ aldehyd cinnamic, lá: eugenol), tinh dầu gỗ và lá vù hương Cinnamomum parthenoxylon (gỗ: safron, lá: methyleugenol hoặc linalol)
Có nhiều tác giả cho rằng tinh dầu đóng vai trò quyến rũ côn trùng giúp cho sự thụ phấn của hoa. Một số khác cho rằng tinh dầu bài tiết ra có nhiệm vụ bảo vệ cây, chống lại sự xâm nhập của nấm và các côn trùng khác. Một số tác dụng trong y học của tinh dầu : Tác dụng trên đường tiêu hóa: kích thích tiêu hóa, lợi mật, thông mật; Tác dụng kháng khuẩn và diệt khuẩn: tác dụng trên đường hô hấp như tinh dầu Bạch đàn, bạc hà. Tác dụng trên đường tiết niệu như tinh dầu hoa cây Barosma betulina; Một số có tác dụng kích thích thần kinh trung ương: dược liệu chứa tinh dầu giàu anethol: Đại hồi…; Một số có tác dụng diệt ký sinh trùng; Trị giun: tinh dầu giun, santonin; Trị sán: thymol; Diệt ký sinh trùng sốt rét: artermisinin; Rất nhiều tinh dầu có tác dụng chống viêm, làm lành vết thương, sinh cơ ..khi sử dụng ngoài da.
Một số cây có tinh dầu là:
2.1. Chanh
Tên khoa học: Citrus limonia Osbeck (Syn. Citrus aurantifolia (Christm. & Panzer) Swingle, C.medica L. var. acida Brandis)
Họ Cam – Rutaceae
Đặc điểm thực vật và phân bố
Cây nhỡ, lá mọc so le, mép có khía răng cưa. Hoa trắng mọc riêng lẻ hoặc thành chùm 2-3 hoa. Quả hình cầu, vỏ quả mỏng, khi chín có màu vàng nhạt, vị chua
Có nhiều chủng loại chanh:
- Chanh giấy: Vỏ quả mỏng, được trồng phổ biến
- Chanh núm: Quả có núm, vỏ dày
- Chanh tứ thời: Ra hoa và quả quanh năm
- Chanh đào: Vỏ quả vàng đỏ, ruột đỏ, vị thơm
Cây chanh, Citrus limonia Osbeck, có nguồn gốc ở miền Bắc Ấn Độ và vùng tiếp giáp với Myanma và phía Bắc Malaysia. Hiện nay chanh được trồng ở nhiều nới trên thế giới khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Theo thống kê của tổ chức FAO, năm 1988, sản lượng quả chanh trên thế giới khoảng 6 triệu tấn/năm. Ở Đông Nam Á, nước sản xuất nhiều nhất là Thái Lan (53.600 tấn/năm), Lào khoảng 8000 tấn, Malaysia 3000 tấn, Campuchia 1.000 tấn và Việt Nam khoảng vài chục nghìn tấn
Trồng trọt và thu hái: Trồng bằng hạt hoặc chiết cành. Sau 3 năm có thể thu hoạch. Năng suất 24000 kg/ha (Thái Lan). Sau khi thu cần bảo quản quả tốt và vận chuyển đến nơi tiêu thụ
Bộ phận dùng
- Dịch quả
- Tinh dầu vỏ quả – Oleum Limettae
- Tinh dầu lá
Thành phần hóa học
Trong quả chanh có chứa
- Acid hữu cơ (acid citric)
- Vitamin C
- Các hợp chất flavonoid (citroflavonoid)
- Pectin
- Tinh dầu (0,5% trong vỏ quả)
Lá có chứa tinh dầu 0,09 – 0,11%
Tinh dầu vỏ chanh, Oleum Limettae, có tên thương phẩm là Lime oil, là chất lỏng màu vàng đỏ, mùi thơm đặc biệt của Chanh, vị đắng. Tinh dầu có các chỉ số: Hàm lượng citral 3-5%. Thành phần chủ yếu là limonen (90%)
Tinh dầu vỏ chanh được điều chế chủ yếu bằng phương pháp cất, một lượng ít bằng phương pháp ép. Quả chanh khi còn xanh được ép lấy dịch chiết, bã còn lại đem cất lấy tinh dầu. Dịch chiết được dùng để điều chế acid citric. Theo con số thống kế năm 1990, sản lượng tinh dầu chanh được điều chế bằng phương pháp cất là 973 tấn
Ở Việt Nam, tinh dầu vỏ chanh được điều chế bằng phương pháp cất hoặc chiết bằng dung môi.
Tinh dầu chanh ở Việt Nam có 28 thành phần: trong đó có limonen (82%), pinen 6%, terpinen 4,5%, alcol toàn phần 3,8%, aldehyd (citral) 0,33%
Tinh dầu lá chanh Việt Nam có chứa citral a (geranial) (24,7%), citral b (neral) (6%), boreol (5%), linalol 2,5%, linalylacetat 2,5%, benzaldehyd 6%, caryophylen (34,6%)
Công dụng
Dịch quả chính là nước uống mát, thông tiểu tiện, giúp tiêu hóa, có tác dụng chữa bệnh scorbut, là nguyên liệu để điều chế acid citric
Vỏ quả là nguồn nguyên liệu sản xuất tinh dầu và các hợp chất flavonoid. Lá chanh làm gia vị. Rẽ chanh chữa ho
Tinh dầu chanh làm thơm thuốc, dùng trong kỹ nghệ pha chế đồ uống, kỹ nghệ bánh kẹo, kỹ nghệ sản xuất nước hoa và kỹ nghệ hương liệu
Tinh dầu lá chanh dùng trong kỹ nghệ sản xuất nước hoa, sản xuất mỹ phẩm
2.2. Cam
Tên khoa học: Cirus sinensis (L) Osbeck (Syn. C. aurantium L. var. sinen sis L)
Họ Cam – Rutaceae
Đặc điểm thực vật và phân bố
Cây nhỡ, ít hoặc không có gai. Lá mọc so le, cuống lá có cánh nhỏ. Hoa màu trắng mọc thành chùm từ 6-8 hoa ở kẽ lá. Quả hình cầu, khi chín có màu vàng da cam
Trên thế giới Cam được trồng ở các nước Địa Trung Hải, Bắc Phi, Mỹ, Nam Mỹ, Trung Quốc, các vùng Đông Nam Á. Bang Florida (Mỹ) và Brazil là vùng sản xuất cam lớn nhất thế giới. Tại những vùng này có tới 90% số lượng quả được chế biến thành đồ uống, đồng thời sử dụng vỏ để chế biến tinh dầu, pectin và các hợp chất flavonoid
Sản lượng thế giới hàng năm khoảng 40 triệu tấn. Các nước vùng Đông Nam Á: Indonesia 350.000 tấn, Thái Lan 55000 tấn, Lào 33000 tấn, Philippin 20000 tấn, Malaysia 9000 tấn, Việt Nam 116000 tấn
Trồng trọt và thu hái
Trồng bằng hạt hoặc chiết cành. Thu hoạch vào ngày nắng ráo, khi 1/3 số lượng quả trên cây đã chuyển sang màu vàng. Năng suất quả ở Việt Nam đạt 8000-10000 kg/ha. Tại bang florida (Mỹ) đạt 40000 kg/ha
Bộ phận dùng
- Vỏ quả
- Dịch quả
- Các hợp chất flavonoid, pectin
- Tinh dầu vỏ – Oleum Auranti Dulcis
- Tinh dầu hoa
Thành phần hóa học
– Trong phần ăn của quả Cam có chứa: nước 80-90%, protein 1,3%,lipid 0,1-0,3%, đường 12-12,7%, Vitamin C 45-61 mg%, acid citric 0,5-2%
– Vỏ cam có chứa: Các hợp chất flavonoid, pectin, tinh dầu (0,5%). Tinh dầu vỏ cam, Oleum Auranti Dulcis, với tên thương phẩm là Orange oil là chất lỏng màu vàng hoặc nâu vàng, mùi thơm, vị không đắng. Các chỉ số của tinh dầu: d15: 0,848 – 0,853, ad20: + 91,30
Thành phần chính là limonen (90%), các alcol, adehyd (<3%) gồm citral và decylaldehyd
– Hoa cam có chứa tinh dầu. Thành phần chính của tinh dầu hoa cam là limonen, linalol, methylanthranilat 0,3%
– Ở Việt Nam, tinh dầu vỏ cam được điều chế bằng phương pháp cất, thỏa mãn một phần nhỏ của ky nghệ bánh kẹo. Tinh dầu vỏ cam Việt Nam có chứa 19 thành phần, trong đó limonen 91%, các alcol 2,6%, các aldehyd 1,2%
– Tinh dầu hoa cam Việt Nam chưa được sản xuất
Công dụng
Ngoài nhu cầu về quả tươi ăn hàng ngày, cam còn được sử dụng dưới các sản phẩm
Vỏ cam phơi khô gọi là thanh bì có tác dụng hành khí, giảm đau, kiện vị, kích thích tiêu hóa
Các hợp chất flavonoid có tác dụng của vitamin P
Pectin
Tinh dầu vỏ quả, làm thơm thuốc, dùng trong kỹ nghệ pha chế đồ uống, kỹ nghệ pha chế nước hoa, mỹ phẩm, kỹ nghệ hương liệu
2.3. Quýt
Tên khoa học: Citrus sp
Họ cam – Rutaceae
Đặc điểm thực vật và phân bố
Quýt có nhiều loại. Trong nông nghiệp và thương mại người ta phân thành 4 nhóm theo các sắp xếp của S.Wingle:
– Nhóm thông thường có nguồn gốc Philippin: Citrus reticulata Blanco cây có gai nhỏ, quả mọng hình cầu, đáy lõm, vỏ quả xốp, khi chín có màu vàng cam hoặc đỏ tươi, loài này phát triển tốt ở vùng nhiệt đới
– Nhóm quýt sành hay quýt, hay quýt “King”: Cutrus nobilis Loureiro, có nguồn gốc ở Đông Dương, quả to, vỏ dày
– Nhóm quýt “Satsuma”: Citrus unshiu Marcovitch, có nguồn gốc nhật bản. Cây hầu như không có gai, quả cỡ trung bình, khi chín có màu vàng cam, không có hạt
– Nhóm quýt Địa trung hải: Citrus deliciosa Tenore, có nguồn gốc Italia, lá có dạng hình mác, quả cỡ trung bình, nhiều hạt
Trồng trọt và thu hái
Quýt được trồng bằng phương pháp ghép mắt hoặc chiết cành. Sản lượng hàng năm trên thế giới khoảng 8 triệu tấn. Đứng đầu là nhật bản 48%, Tây Ban Nha 16%, Brazin 8%, Italy 6%, Maroc 5%, Hoa Kỳ 4%. Thái Lan hàng năm sản xuất khoảng 561000 tấn
Sản lượng quýt ở các nước Đông Nam Á là 5 tấn /ha. Các nơi khác trên thế giới là 25 tấn/ha, có khi đạt tới 50 tấn/ha
Ở Việt Nam một số quýt được trồng phổ biến ở: Lý Nhân – Hà Nam, quýt Bố Hạ – Bắc Giang, Cam canh – Hà Nội, quýt Hương Cần – Huế, quýt đường và quýt Xiêm các tỉnh phía nam.
Bộ phận dùng
- Vỏ quả phơi khô gọi là trần bì – Pericarpium Citri deliciosae
- Tinh vỏ dầu quả – Oleum Mandarinae
- Hạt.
Thành phần hóa học
Trong phần ăn được quả quýt có chứa nước 90%, protein 0,6%, lipid 0,4%, đường 8,6%, vitamin C 0,42%
Tinh dầu vỏ quýt, Oleum Mandarinae, tên thương phẩm là Mandarin oil là chất lỏng màu vàng đỏ có huỳnh quang xanh nhẹ. Huỳnh quang sẽ xuất hiện rõ ràng nếu pha loãng tinh dầu tron acol…
Thành phần chính tinh dầu vỏ quýt là limonen (>90%), methylanthranilat (1%)
Công dụng
Trần bì là loại thuốc thường dùng trong y học cổ truyền, có tác dụng hành khí hòa vị, dùng trong trường hợp đau bụng do lạnh, chữa ho, viêm phế quản mạn tính
Hạt quýt dùng chữa đau ruột non, đau tinh hoàn, thoát vị bẹn
Tinh dầu vỏ quýt được dùng trong kỹ nghệ hương liệu và kỹ nghệ thực phẩm
2.4. Bưởi
Tên khoa học: Citrus maxima (Burm) Merr. (Syn. Citrus aurantium L. var. grandis L., Citrus grandis (L.) Osbeck, Citrus decumana L)
Họ cam – Rutaceae
Đặc điểm thực vật và phân bố
Cây nhỡ, cao tới gần 10m, cành có gai nhỏ mọc ở kẽ lá. Lá mọc so le, cuống có cánh. Hoa màu trắng mọc thành chùm có mùi thơm. Quả to, hình cầu, vỏ quả dày, trong có chứa nhiều múi. Hạt màu trắng dẹt
Ra hoa vào tháng 2 tháng 3, cho quả vào tháng 7, 8
Bưởi được trồng ở, khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, các nước Địa TRung Hải. Ở Việt Nam bưởi được trồng ở hầu hết các tỉnh. Những nơi có bưởi ngon nổi tiếng như Đoan Hùng – Vĩnh Phúc, Mê Linh – Vĩnh Phú, Phú Trạch, Hương Khê – Hà Tĩnh, Thanh Trà – Huế, Biên Hòa – Đồng Nai, Diễn – Hà Nội
Ở Đông Nam Á Thái Lan là nước trồng nhiều nhất. Năm 1987 sản xuất được 76.275 tấn quả
Trông trọt và thu hái
Bưởi được nhân gioopngs bằng hạt, ghép mắt và chiết cành. Ở các nước Đông Nam Á và Việt Nam chủ tyếu là phương pháp chiết cành
Thu hoạch từ tháng 7
Bộ phận dung: Quả, hoa, lá
Thành phần hóa học
Trong phần ăn được (các tép bưởi) có chứa – nước 89%, Protein 0,5%, Lipid 0,4%, đường 9,3%, Vitamin B1 0,07mg%, Vitamin B2 0,01mg%, Vitamin C 44mg%
Vỏ có chứa tinh dầu 0,15%, pectin, các hợp chất flavonoid (naringin). Hạt có chứa pectin
Hoa có chứa tinh dầu 0,01%
Tinh dầu vỏ quả bưởi là chất lỏng màu vàng nhạt, mùi thơm. Thành phần chính là limonene 90%, terpenacol 2,5%, sesquiterpennacol 3%
Tinh dầu vỏ bưởi Việt Nam có thành phần chính là limonene 41,45-84,62%, myrcen 8,28-50,66%. Các thành phần terpenalcol và aldehyde tồn tại ở hàm lượng rất thấp <1%
Hoa bưởi Việt Nam điều chế bằng phương pháp cất kéo hơi nước có thành phần chính là nerolidol 30,91-40,04, farnesol 14,30-23,47%, linalool 9,22-23,76%
Công dụng
Ngoài công dụng là quả để ăn tươi, vỏ quả và hạt bưởi là nguyên liệu để điều chế pectin, các hợp chất flavonoid. Hoa là nguồn khai thác tinh dầu đáng chú ý Việt Nam, tinh dầu hoa bưởi dung làm thơm bánh kẹo, nươc sgiar khát, dung trong kỹ nghệ sản xuất mỹ phẩm
Lá bưởi làm thuốc xông, nước thơm gội đầu
Trong y học cổ truyền còn sử dụng quả của một số loài citrus thu hái ở các thời điểm khác nhau với tên chỉ tên chỉ thực và chỉ xác làm thuốc hành khí giúp cho sự tiêu hóa
Ghi chú
Một số tinh dầu được sản xuất từ các bộ phận vỏ, quả, hoa lá của một số loài citrus được lưu hành trên thị trường
Lemon oil, Oleum citri, được điều chế từ vỏ quả chanh Citrus limon (L) Bunm., f. bằng phương pháp ép. Sản lượng hàng năm khoảng 2158 tấn năm 1990. Tinh dầu có mùi thơm của vỏ chanh, thành phần chính là limonene >90%, các aldehyde khoảng 3-5%. Acol khoảng 1%. Tinh dầu được dùng để pha chế đồ uống, làm thơm thuốc, dung trong kỹ nghệ sản xuất bánh kẹo.
Neroli oil, Oleum florum Aurantii, được điều chế từ hoa cam đắng, Citrus aurantium L. sp. Amara L bằng phương pháp cất. Tinh dầu có mùi thơm dễ chịu, thành phần chính là linalol, linalyl acetat khoảng 50 và các alcol khác. Tinh dầu là kỹ nghệ quan trọng trong sản xuất nước hoa
Petitgrain oil, Oleum Petitgrain, được điều chế từ lá cây cam đắng Citrus aurantium L. sp. Amara L, bằng phương pháp cất. Tinh dầu có mùi thơm dễ chịu, thành phần chính của tinh dầu là linalyl acetat khoảng 50%, linalo khoảng 20% và một số acol khác. Tinh dầu được dung để pha chế nước hoa, xà phòng và mỹ phẩm.
Grapefruit oil, Oleum citri paradise, được điều chế từ cây bưởi lai, Citrus paradise marf. (Citrus decumana var. Racemosa Roem) bằng phương pháp ép và cất kéo hơi nước. Sản lượng tinh dầu hằng năm là 694 tấn (1990). Tinh dầu có mùi thơm dễ chịu. Thành phần tinh dầu tương tự như tinh dầu vỏ bưởi và được dùng trong kỹ nghệ thực phẩm để pha chế đồ uống, kẹo gôm, kem lạnh
2.5. Sả chanh
Tên khoa học: Cymbopogon citratus Stapf
Họ Lúa (Poaceae)
Đặc điểm thực vật và phân bố
Là loài cây thảo sống lâu năm, sinh nhiều chồi nên mọc thành bụi xòe đều ra xung quanh, mỗi bụi có thể gồm 50 – 200 tép. Cây cao từ 1-2m, bẹ lá và chồi thường có màu từ tía đến trắng xanh. Phiến lá thuôn dài có thể dài 50-100cm, lá hẹp như lá Lúa, mép lá hơi nhám. Cụm hoa to dài đến 60cm, có 4-9 đốt, gồm nhiều bông nhỏ không cuống.
Sả chanh được trồng nhiều ở các nước Nam Mỹ như Argentina, Brasil, Nga, Australia, Ấn Độ, Banglades, Việt Nam và các nước Đông Nam Á.
Trồng trọt và thu hoạch
Sả chanh được nhân giống từ các tép Sả, được chọn lọc từ những bụi 1,5-2,5 năm tuổi. Có thể trồng xen với các cây công nghiệp khác như: Cà phê, Cao su…
Sáu tháng sau khi trồng Sả có thể cho thu hoạch, hiệu suất tinh dầu tính trên lá tươi khoảng 0,20-0,28%. Ở Việt Nam hiệu suất đạt đến 0,45-0,55% trong mùa khô, nếu tính trên nguyên liệu khô có thể đạt tới 0,8-0,9%. Có thể khai thác 4-6 năm, sau đó phải trồng lại
Thành Phần hóa học
Tinh dầu có thành phần chính là citral.
Sả chanh trồng ở Trảng Bom (Việt Nam) có hàm lượng citral trong tinh dầu là 80%. Ngoài ra trong tất cả các loài Sả trong tinh dầu đều có chứa methytheptenon với hàm lượng 1-2% làm cho tinh dầu Sả có mùi đặc trưng.
Công dụng
Tinh dầu Sả dùng làm thuốc giúp tiêu hóa, còn dùng trong công nghiệp chất thơm, làm nước hoa, xà phòng.
Lá Sả dùng pha nước uống cho mát và tiêu.
Tép Sả có tác dụng thông tiểu tiện, làm ra mồ hôi, chữa cảm sốt.
Tinh dầu Sả chanh dùng để chiết citral, là nguyên liệu để tổng hợp vitamin A.
2.6. Thảo quả
Tên khoa học: Amomum aromaticum Roxb
Họ Gừng – Zingiberaceae
Đặc điểm thực vật và phân bố
Cây thảo, sống nhiều năm, cao 2-3m. Thân rễ mọc ngang, có nhiều đốt. Lá to dài, mọc so lẹ có bẹ ôm kín than. Hoa to, màu đỏ nhạt, mọc thành bông ở gốc. Quả hình trứng, cuống ngắn, màu đỏ sẫm, mọc dày đặc. Mỗi chum quả có từ 40-50 quả. Hạt nhiều, có cạnh, có mùi thơm đặc biệt
Được trồng và mọc hoang ở vùng rừng núi cao, có khí hậu mát, độ ẩm cao ở các tỉnh Lào Cai, Hà Giang
Trồng trọt và thu hái
Trồng bằng hạt hay bằng các đoạn cắt từ than rễ. Mỗi đoạn cắt của thân rễ phải có 1 chồi non và 1 chồi già. Trồng cách nhau 1,5m x1,5m, vào mùa mưa và tốt nhất là trồng dưới tán cây khác. Trồng bằng hạt, gieo hạt trong vườn ươm. Sau đó trồng cây con đại trà. Sau năm năm có thể thu hoạch (chậm hơn so với phương pháp trồng bằng thân rễ) Cây có thể sống được 25 năm hoặc lâu hơn
Thu hái vào tháng 10-11 và kéo dài đến tháng 2 (từ tháng 10 đến tháng giêng âm lịch)
Hái quả xông phải phơi hoặc sấy kho ngay
Nếu chăm sóc tốt 1 ha có thể cho 100-400 kg quả khô
Bộ phận dùng
Quả chin đã khô hoặc sấy khô
Quả có hình thuôn hoặc hơi tròn, dài 2-4cm, đường kính 1,3-2,3cm. Mặt ngoài màu đỏ nâu hoặc màu xám, có vân dọc sần sùi. Quả có 3 ngăn, mỗi ngăn chauws từ 7 đến 19 hạt. Htaj khô rắn, hình đa giác không đều, ép sát vào nhau. Hạt có mùi thơm vị cay tê
Thành phần hóa học
Quả có chứa tinh dầu 1,40-1,47%
Thành phần hóa học chính của tinh dầu thảo quả là cineol 31-37%, các hợp chất aldehyde: 2 – decenal (6-17%, geranial (7-11%, neral (3-7%), ngaoif ra còn có chứa geraniol, citronelol, 7-methyl-6-octen-2-propionat
Công dụng
Thảo quả chủ yếu dùng làm gia vị trong chế biến kỹ nghệ chế biến bánh kẹo và thực phẩm
Dùng làm thuốc chữa đau bụng, nôn mửa, giúp cho sự tiêu hóa chữa hôi miệng.
Tinh dầu khi cất ra không có mùi đặc trưng của thảo quả nên ít có ý nghĩa sử dụng
2.7. Mùi
Tên khoa học: Coriandrum sativum L.
Họ hoa tán-Apiaceae
Đặc điểm thực vật và phân bố
Cây thảo, sống hằng năm, cao 0.30-0.75m. Thân tròn rỗng, có khía. Lá non hình tròn. Lá già xẻ sâu thành giải nhỏ. Cum hoa là tán kép ở ngọn cành. Cánh hoa màu trắng hoặc tía nhạt. Quả hình cầu
Mùi được trồng ở các nước ôn đới ở châu âu, châu mỹ, bắc phi, châu á. Ở Việt Nam mùi được trồng khăp nơi. Theo con số thống kê năm 1990, sản lượng tinh dầu hạt mùi trên toàn thế giới là 710 tấn, sản lượng quả mùi là 550.000-600000 tấn. Các nước sản xuất chính là các nước Liên Bang Nga, Đông Âu và Mỹ
Trông vào hạt bằng tháng 8. Khi cây cho quả chin thì đem phơi khô và đập cho quả rụng ra
Bộ phận dùng
Cây mùi non làm gia vị phổ biến ở châu Á
Quả chin được dùng làm gia vị ở châu âu và bắc mỹ
Tinh dầu được cất từ hạt mùi đã già Oleum Coriandri
Thành phần hóa học
Trong quả có chứa
Tinh dầu: Theo tài liệu, loại mùi hạt nhỏ (Coriandrum sativum vả. microcarpum DC) có chứa nhiều tinh dầu (0,8-1,8) hơn loại mùi hạt to(C.sativum var. vulgare allef.) (0,1-0,35%)
Dầu béo: 20-22%
Tinh dầu hạt mùi với tên thương phẩm là Coriander oil là chất lỏng màu vàng nhạt, mùi thơm. Các hằng số tinh dầu: d20: 0870….
Thành phần chính của tinh dầu là linalool 63,1-75,5%
Mùi trồng ở Việt Nam quả có chứa 0,79-1,17% tinh dầu. Hàm lượng linalool trong tinh dầu thường cao hơn tài liệu thế giới, đạt từ 86,1-96,3%
Công dụng
Cây mùi non và hạt mùi chủ yếu dùng làm gia vị. Cách sử dụng rât khác nhau theo tập quán của tưng nước: Cây non được sử dụng với 1 lượng rất nhỏ ở châu âu và bắc mỹ, trong khi đó lại được sử dụng rất nhiều ở ác nước châu Á, các nước vùng Trung cận đông, các nước Trung và Nam Mỹ để làm rau gia vị. Ngược lại quả được dùng nhiều ở các nước châu âu và bắc mỹ làm gia vị trong kỹ nghệ thực phẩm và kỹ nghệ sản xuất đồ uống có alcol. Hạt già dùng để cất tinh dầu. Tinh dầu hạt mùi được dùng làm chất thơm trong kỹ nghệ thực phẩm, các sản phẩm thuốc, kỹ nghệ hương liệu
Nhân dân còn dùng quả mùi để chữa sởi: Giã nhỏ quả, ngâm với rượu và xoa khắp cơ thể, sởi sẽ mọc đều
Công thức bột gia vị có hạt mùi:
- Bột Cary Ấn Độ, Anh:
Hồ tiêu đen 20g
Ớt đỏ 22g
Hạt mùi 22g
Gừng 12g
Nghệ 22g
Tán thành bột mịn
- Bột cary Pháp
Hồ tiêu đen 25g
Ớt đỏ 25g
Hạt mùi 25g
Gừng 20g
Nghệ tây (safran) 5g
2.8. Bạc hà Á
Tên khoa học: Mentha arvensis L.
Họ Hoa môi – Lamiaceae
Đặc điểm thực vật và phân bố
Cây thảo cao khoảng 20-70cm thân vuông. Lá mọc đối, chéo chữ thập, hình trái xoan, mép lá có khía răng cưa. Cụm hoa mọc vòng xung quanh kẽ lá. Hoa nhỏ dài, đài hình chuông, tràng hoa hình môi. Toàn thân có lông mịn.
Bạc hà Á ở Việt Nam có hai nguồn gốc: cây bản địa và cây di thực.
Trồng trọt và thu hoạch
Bạc hà Á được trồng bằng thân ngầm vào khoảng tháng 2-3 hàng năm. Thu hoạch vào thời kỳ cây bắt đầu
Dược liệu là bộ phận trên mặt đất, thu hái vào thời kỳ vừa ra hoa, phơi trong râm hoặc sấy nhẹ cho đến khô của cây Bạc hà (Mentha arvensis L.), họ hoa môi (Lamiaceae).
Bộ phận dùng
– Thân và cành mang lá và hoa
– Tinh dầu Bạc hà
– Menthol tinh thể.
Thành phần hóa học
– Tinh dầu: 0,5% trên dược liệu khô tuyệt đối
– Flavonoid
Thành phần hóa học chính của tinh dầu là 1-menthol thường trên 70%. Ngoài ra còn có menthol este, menthon, các hơp chất hydrocarbon monoterpenic.
Công dụng
– Dùng để chiết xuất menthol, điều chế cao xoa bóp.
– Menthol có tác dụng kháng khuẩn, chống co thắt, giảm đau, kích thích tiêu hóa, chữa hôi miệng. Ngoài ra còn dùng trong nhiều ngành kỹ nghệ: dược phẩm, bánh kẹo, thuốc đánh răng …
2.9. Thông
Tên khoa học: Pinus sp
Họ thông- Pinaceae
Tinh dầu thông được cất từ nhựa
Đặc điểm thực vật và phân bố
Cây cao than thẳng đứng, vỏ xù xì và nứt nẻ. lá hình kim. Hoa là những khối hình nón, hóa gỗ dày, không cuống. hạt có cánh. Ở Việt Nam những loài được trồng để ta lây nhựa là
Thông nhựa, hay thông 2 lá (pinus merkusiana cooling et Gaussen): Mọc thành rừng tự nhiên và rừng trồng ở car2 miền bắc và nam: Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị,Thừa Thiên Huế, Gia Lại, kom Tum, Lâm Đồng
Thông đuôi ngựa (pinus massoniana lamk) tập trung nhiều ở Lâm Đồng và một số tỉnh miền núi phía bắc
Trên thế giới Thông được trồng nhiều ở các nước khí hậu ôn đới và lạnh. Các nước sản xuất tinh dầu thông nhiều là: Bắc Mỹ 67%, Pháp 22%, Tây Ban Nha 5%, Bồ Đào Nha 6%
Trông trọt và thu hái
Trồng bằng hạt, khi cây con đã mọc thì tỉa bớt đảm bảo khoảng cách cấn thiết. Sau 15-20 năm lấy nhựa. Nhựa được lấy bằng phương pháp chích vào vỏ than cây. Thời gian lấy nhựa từ tháng 3 đến tháng 10. Cây thông cho nhựa nhiều nhất vào năm 60 tuổi. Sản lượng thế giới được thống kê vào năm 1994 là 1,2 triệu tấn colophon và tinh dầu thông, trong đó colophon chiếm 60%, tinh dầu 40%. Việt Nam sản xuất hàng năm ước tính 2.500 tấn nhựa thông
Bộ phận dùng
– Nhựa thông – Terebenthine: Trạng thái nửa lỏng, vị đắng, hắc và buồn nôn, mùi hang, có tỷ trọng nặng hơn nước
Tinh dầu thông – Oleum Terebenthinae, tên thương phẩm là Turpentine oil, là chất lỏng không màu, mùi đặc biệt, d20..
Colaphan: là cắn còn lại khi cất tinh dầu,còn được gọi là tùng hương
Thành phần hóa học
Nhựa thông có chứa: 19-24% tinh dầu, 73-74% colophon
Tinh dầu thông chứa các hydrocacbon monoterpenic.Tùy theo từng loại, thành phần có thể thay đổi. Tinh dầu thông Việt Nam có chứa 63-83%
Tùng hương chứa 65% acid dextro và levopimaric
Công dụng
Nhựa thông sau khi tinh chế là vị thuốc long đờm, điều hòa bài tiết ở phổi và thuốc sát khuẩn đường tiết niệu, dùng chế cao dán
Tinh dầu thông trong y học dùng làm tiêu sung, gây sung huyết da, là thuốc trị ngộ độc phosphor, là nguyên liệu bán tổng hợp camphor, terpin, terpineol
Trong công nghiệp tinh dầu thông được dùng chế vecni, sơn sáp phục hồi cao su
Tùng hương dùng trong kỹ nghệ sơn, vecni, keo dán, mực in, xà phòng, hồ giấy, hồ vải
Ngoài ra thông còn đẻ khai thác gỗ
2.10. Long não
Tên khoa học: Cinnamomum camphora (L). Nees et Eberm
Họ Long não: Lauraceae
Đặc điểm thực vật và phân bố
Cây gỗ cao đến 15m, vỏ thân dày nứt nẻ. Tán lá rộng, lá mọc so le có cuống dài, ở kẽ gân chính và gân hai bên nổi lên hai tuyến nhỏ. Hoa nhỏ, màu vàng lục, mọc thành chùm ở kẽ lá.Quả mọng khi chín có màu đen
Long não được trồng lâu đời và được khai thác camphor từ thế kỷ XIII. Nơi khai thác nhiều nhất là Đài Loan,, Nhật Bản, các nước vùng Đông Nam Á, Bắc Mỹ và Bắc Phi và miền nam nước pháp
Ở Việt Nam, Long não được trồng từ thời pháp thuộc ở Hà Giang và sau 1954 có được trồng ở các tỉnh miền núi. Ở các thành phố lớn, long não được trồng làm cây cho bóng mát.
Trồng trọ và khai thác
Trồng long não bằng quả, quả được thu hoạch từ cây có độ tuổi 50, gieo trong vườn ươm. Khi cây cao khoảng 50-70 cm thì đem trồng. 1 ha có thể trồng từ 2000-3000 cây
Thường khai thác gỗ những cây đã già (trên 25 tuổi). Lá có thể khai thác quanh năm
Sản lượng thế giới hàng năm là 710 tấn năm 1990. Các nơi sản xuất chính là Đài Loan và Nhật Bản
Bộ phận dùng
Gỗ và lá dùng để cất tinh dầu. Ở Nhật Bản và Đài Loan người ta cát tinh dầu từ gỗ. Ở Ấn Độ lại khai thác từ lá
Camphor và các thành phần khác
Thành phần hóa học
Tinh dầu: Gỗ của cây Long não trưởng thành chứa 4,4% tinh dầu. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là camphor 64,1%, ngoài ra còn có cineol, terpineol, safrol, nerolidol
Hàm lượng tinh dầu trong gỗ giảm dần từ gốc đến gọn
Lá có chứa 1,3% tinh dầu, trong đó có camphor chiếm 81,5%, ngoài ra cineol 4,9%. Trong công nghiệp khi cất Long não, thường thu được phần đặc (Long não) và phần lỏng (tinh dầu Long não). DĐVN III quy định hàm lượng camphor trong tinh dầu Long não không dưới 35%
Theo những nghiên cứu mới ở Việt Nam, ngoài loại Long não cho camphor còn phát hiện loại khác trong lá không có camphor, mặc dầu về mặt hình thái thực vật không có gì khác biệt. Căn cứ vào thành phần hóa học của tinh dầu gỗ và đặc biệt của lá, có thể phân thành 6 nhóm như sau
Bảng 2.2: Các nhóm long não phân chia theo thành phần tinh dầu gỗ và thân lá
Nhóm | Tinh dầu gỗ thân | Tinh dầu lá |
1 | Camphor 60-80% | Camphor 70-80% |
2 | Camphor 68-71% | Sesquiterpen 50-60% |
3 | Camphor 29-65% Cineol 15-45% | Sesquiterpen 50-75% |
4 | Camphor 16-40% Cineol 23-66% | Cineol 30-65% |
5 | Linalol 66-88% Cineol 11-13% | Linalol 90-93% |
6 | Phellandren 36-37% Camphor 22-25% | Phellandren 71-73% p-cymen 21% |
Như vậy về giá trị khai thác sử dụng chỉ có nhóm 1 và nhóm 5 là có ý nghĩa. Ở Việt Nam nên khai thác tinh dầu từ lá, vừa có hiệu quả kinh tế vừa bảo vệ môi sinh
Một công trình đã được công bố năm 1967 trên thế giới: Dựa vào thành phần hóa học của tinh dầu lá,người ta phân ra typ long não khác nhau:
Cây long não linalol – Tinh dầu lá có chứa 80% linalol
Cây long não Cineol – Tinh dầu lá có chứa 76% cineol
Cây long não Sesquiterpen – Tinh dầu lá có chứa 40-60% nerolidol
Cây long não Safrol – Tinh dầu lá có chứa 80% safrol
Cây long não Ecucamphor – Thành phần chủ yếu là tinh dầu lá là các hợp chất hydrocarbon sesquiterpenic
Công dụng
Gỗ và long não được dùng để cất tinh dầu cung cấp camphor thiên nhiên (d-camphor)
Camphor có tác dụng kích thích thần kinh trung ương, kích thích tim và hệ hô hấp, dùng làm thuốc cho tim trong trường hợp cấp cứu. Ngoài ra còn dùng làm thuốc sát khuẩn đường hô hấp. Dùng ngoài xoa bóp chữa vết sưng đau, gây sung huyết. Tinh dầu long não được dùng để chế dầu cao xoa bóp
Cây long não còn làm cây bóng mát, có tán rộng, lá xanh tốt quanh năm, ngoài ra lá có khả năng hấp thu các ion kim loại nặng (như chì) làm sạch môi trường. Lá cây long não có thể khai thác quanh năm là nguồn nguyên liệu giàu camphor, linalol và cineol
2.11. Sa nhân
Tên khoa học : Amomum sp
Họ gừng : Zingiberaceae
Các loài sau đây cho vị dược liệu sa nhân dùng trong ngành dược
Amomum ovoideum Pierre
Amomum villosum Lour., var. xanthioides (wall.) T.L Wu ex Senjen Chen
Amommum longgiligulare T.L.Wu
Amomum thyrsoideum Gagnep
Đặc điểm thực vật và phân bố
Cây thảo, cao 0,5 -1,5m, trông hơi giống cây riền nhưng thân rễ không thành củ, mà mọc bò ngang, chằng chịt như mạng lưới. Lá xanh nhẵn bóng có bẹ, không cuống mọc so le. Ở mép giữa bẹ lá và phiến lá có một lưỡi lá nhỏ dài 0,2-0,5cm, riêng loài. A.longgiligulare thì dài hơn 3-5cm. Hoa màu trắng, mọc thành chùm ở sát gốc. Quả nang, 3 ô, có gai mềm, khi chín có màu nâu hồng. (A. ovoideum) hoặc màu xanh lục. (A. villosum). Hạt màu nâu sẫm, hình khối đa diện có mùi thơm của camphor.
Mùa ra hoa tháng 5-6. Mùa quả chín tháng 7-8.
Mọc hoang và được trồng ở các tỉnh miền núi phía bắc : Sơn La, Phú Thộ, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng. Cây sa nhân thường ưa mọc dưới tầng cây râm mát, dọc theo bờ suối
Trồng trọt và thu hái
Trồng sa nhân bằng các gốc đã được cắt ngọn
Thu hoạch vào tháng 7-8 khi vỏ quả có màu vàng sẫm
Bộ phận dùng
Quả gần chín được bóc vỏ và phơi khô – Fructus amomi
Tinh dầu – Oleum Amomi
Quả sa nhân là một khối hình bầu dục hay hình trứng, dài 0,8 -1,5cm, đường kính 0,6-1cm, màu nâu nhạt hay màu nâu sẫm, có 3 vách ngăn, mỗi ngăn chứa 7 – 16 hạt. Hạt có áo mỏng trắng mờ. Htj cứng, nâu sẫm, hình khối đa diện, nhăn nheo. Mùi thơm, vị cay
Đặc điểm vi học
– Vỏ hạt: Gồm vỏ ngoài và vỏ trong
+ Vỏ ngoài : Lớp tế bào biểu bì có màng dày, ngoài có tầng cutin ; lớp tế bào hạ bì màng dày, màu tím sẫm ; Lớp tế bào chứa tinh dầu hình vuông, màng mỏng
+ Vỏ trong: Gồm lớp tế bào mô cứng, màng dày, màu nâu
– Nhân hạt: Gồm ngoại nhũ, cấu tạo bởi các lớp tế bào thành mỏng, có chứa tinh bột. Nội nhũ gồm các tế bào nhỏ hơn. Cây mầm nằm ở giữa khối nội nhũ
Thành phần hóa học
Hạt có chứa tinh dầu: DĐVN II (2002) quy định hàm lượng tinh dầu trong quả không dưới 1,5
Trong hạt còn chứa chất béo
Tinh dầu sa nhân là chất lỏng không màu, mùi thơm hắc, vị nồng và đắng… Thành phần chính của tinh dầu là camphor (37,4-50,8), bornylacetat (33,7-39,1%), borneol (0,1-6,4%). Tỷ lệ hàm lượng giữa hai thành phần camphor và bornyl acetat thay đổi theo từng loài. Ở loài Amomum longiligulare hàm lượng camphor bao giờ cũng cao hơn hàm lượng bornyl acetat, còn ở loài Amomum ovoideum thì ngược lại
Công dụng:
Sa nhân dùng để chữa ăn không tiêu, đầy hơi, nôn mửa, an thai
Tính vị : Cay, ấm, tác dụng vào kinh tỳ, thận vị. Có tác dụng ôn trung, hành khí, hòa vị, làm cho tiêu hóa dễ dàng
Ngoài ra sa nhân còn làm tăng tính ấm của các vị thuốc (chế thục địa). Dùng làm gia vị, pha chế rượu mùi
Tinh dầu sa nhân được dùng làm dầu cao xoa bóp
Ghi chú
Trên thị trường có một số loại dược liệu mang tên sa nhân, có nguồn gốc thực vật như sau:
– Amomum aurantiacum H.T. Tsai et A.W. Zhao: Hàm lượng tinh dầu trong quả là 2,2%. Thành phần chính của tinh dầu là linalol 14% và nerolidol 78,4%. Sa nhân được xuất sang Trung quốc với giá hơn sa nhân dược dụng.
– A. Lappaceum Ridl. (sa nhân thần dầu): Tinh dầu tập trung chủ yếu ở vỏ quả 0,89%, ở hạt thấp 0,10%. Thành phần chính của tinh dầu vỏ quả là –pinen 62,4%,-pinen 14,4% và các hợp chất hydrocarbor monoterpenic khác
– Sa nhân trên ngọn: là hạt của 1 loài Alpinia sp, được nhân dân các tỉnh miền núi phía bắc (lai châu, lào cai) thu hoạch và bán với tên sa nhân. Cần lưu ý để tránh nhầm lẫn. Quả có chứa 0,19% tinh dầu. Thành phần chính của tinh dầu là linalol 11,4%, citronelol 10,5%, geraniol 31,2%, geranylacetat 8,0%
– Sa nhân Hồi Amommum schmidtii Gagnep: lá có mùi hồi, chứa 0,85% tinh dầu (tính trên nguyên liệu tươi). Thành phần chính là trans – p (1-butenyl)-anisol (thường gọi tên methyl anethol). Cây này được phát hiện ở Quảng Nam và vùng Tam Đảo. Cần khai thác và sử dụng
– A.pavieanum Pierre: Lá chứa 0,06% tinh dầu (nguyên liệu tươi). Thành phần chính của tinh dầu là methychavicol 86%
– A.unifolium Gagnep. (Sa nhân 1 lá): Lá chứa 0,6% tinh dầu. Thành phần chính của yinh dầu là citral 36,7-39,4% và geraniol 28,5%-29,9%
2.12. Tràm
Tên khoa học: Melaleuca Powell
Họ Sim: Myrtaceae
Đặc điểm thực vật và phân bố
Cây gỗ cao hơn 2-3cm, có loại thấp hơn, vỏ có màu trắng dễ bóc. Lá mọc so le, phiến lá dày, gân hình cung. Lá non và ngọn có lông dày màu trắng. Hoa nhỏ màu vàng ngà, mọc thành bông ở đầu cành. Khi hoa kết quả, cành mang hoa lại ra lá lon ở ngọn. Quả nang tròn, chứa nhiều hạt.
Tràm mọc nhiều ở vùng đồi núi và đầm lầy của nhiều nước Đông Nam Á: Inddoonexxia, Việt Nam, Philipin, Malaysia, Campuchia
Ở Việt Nam, Tràm mọc ở cả 2 miền Bắc và Nam nhưng tập trung ở cacs tỉnh ở phía nam: Quảng Bình, Long An, Đồng Tháp, Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang. Diện tích Tràm mọc tự nhiên ở các tỉnh phía nam ước tính 120000 ha
Trồng trọt và khai thác
Tràm trồng bằng hạt có khả năng tái sinh cao, sau khi đốn tỉa hoặc thậm chí cháy rừng có thể chồi ra 95-100%. Sau 3 – 5 tháng đốn tỉa có thể khai thác để cất tinh dầu. Khai thác quanh năm nhưng vào mùa mưa, hàm lượng tinh dầu thấp hơn mùa khô
Sản lượng tinh dầu thế giới thống kê năm 1997 là 600 tấn. Hai nước sản xuất chính là Inddoonexxia 370 tấn và Việt Nam 100 tấn
Các bộ phận dùng
Cành mang lá-Ramulus cum folio Melaleucae
Tinh dầu- Oleum Cajeputi
Đặc điểm vi học
Biểu bì có lớp cutin dày mang nhiều lỗ khí ở cả hai mặt
Mô mềm dậu có từ 1 đến 2 hàng tế bào ở cả 2 mặt của phiến lá
Bó libe gỗ được bao bọc bởi 1 vòng nội bì và 1 vòng sợi trụ bì
Các túi tiết tinh dầu nằm rải rác trong mô mềm
Thành phần hóa học
Lá có chứa tinh dầu. Hàm lượng tinh dầu thay đổi theo từng vùng và theo mùa ở các tỉnh miền trung. Dược điển VN III quy định hàm lượng tinh dầu không dưới 1% tính trên nguyên liệu khô tuyệt đối
Tinh dầu tràm, Oleum Cajeputi, tên thương phẩm Cajeput oil, là chất lỏng màu vàng nhạt, mùi dễ chịu…
Thành phần chính là cineol. Hàm lượng cineol thay đổi theo từng vùng. Tinh dầu tràm Long An chứa từ 52 đến 69% cinoel trong tinh dầu giảm rõ rệt dưới 50%. Ngoài ra trong tinh dầu còn chứa 1 hàm lượng đáng kể lineol 2-5% và terpineol 6-11%
Dược điển Việt Nam III quy định hàm lượng cinoel trong tinh dầu tràm không được dưới 60%
Nhìn chung tinh dầu tràm thu mua ở các điểm cất tư nhân ít khi đạt được tiêu chuẩn của dược điển. Vì vậy, việc tinh chế và làm giàu cineol là cần thiết. Có thể làm giàu cineol bằng phương pháp: Cất phân đoạn, kết tinh ở nhiệt độ thấp và phương pháp hóa học. Hiện nay các xí nghiệp dược ở các tỉnh phía nam đã có thể sản xuất tinh dầu tràm giàu cinoel ở các mức độ khác nhau để thỏa mãn nhu cầu nội địa và xuất khẩu dưới nhãn hiệu Eucalyptus oil. Eucalyptus oil (60% cineol) dùng trong thị trường nội địa, Eucalyptus oil (70% cineol, 98% cineol) và eucalyptol tinh khiết để xuất khẩu ra thị trường thế giới (năm 1995 và 1996 đã xuất khẩu được 300 tấn sinh dầu Eucalyptus oil 70% cineol và 15 tấn Eucalyptus oil 98% cineol. Có thể nói Việt Nam tràm đảm nhiệm vai trò chính trong việc sản xuất tinh dầu giảm giàu cineol.
Kiểm nghiệm
Xác định hàm lượng cineol (xem phần đại cương)
Công dụng
– Lá tràm (ngọn mang lá) được dùng trong phạm vi nhân dân để chữa cảm phong hàn, tiêu hóa kém, ho có đờm.
– Tinh dầu tràm và cineol có tác dụng sát khuẩn đường hô hấp, kích thích trung tâm hô hấp, chữa viêm nhiễm đường hô hấp. Có khoảng hơn 200 chế phẩm có cineol. Tinh dầu tràm còn có tác dụng dưỡng khuẩn, làm lành vết thương, chữa bỏng, làm chóng lành da. Từ nước ót tinh dầu khi đã loại cineol đã chiết xuất được linalol và terpineol. Terpinoel có tác dụng kháng khuẩn mạnh
2.13. Bạch đàn
Tên khoa học: Eucalyptus sp
Họ Sim: Myrtaceae
Bạch đàn thuộc chi Eucalyptus. Chi Eucalyptus là một chi lớn, nguồn gốc Australia với khoảng 700 loài khác nhau, được trồng chủ yếu để khai thác gỗ. Về phương diện khai thác tinh dầu người ta thường quan tâm đến 3 nhóm chính
1. Nhóm giàu cineol (hàm lượng >55%)
Đại diện cho nhóm này là Eucalyptus globulus Lab, với những ưu điểm nổi bật: Hàm lượng tinh dầu và hàm lượng cineol khá cao, có thể 80%-85%. Nhiều nước đã nhập cây này để trồng. Là và tinh dầu E. globulus đã được ghi trong dược điển nhiều nước. Ngoài E. globulus còn có rất nhiều loài khác được trồng để khai thác tinh dầu cineol
2. Nhóm giàu citronelal :
Đại diện là E.citriodora Hook.f với hàm lượng citronelal trên 70%
3. Nhóm giàu piperiton
Đại diện là E. piperita Sm với hàm lượng piperiton 42-48%
Ở Việt Nam, đã di thực hiện nhiều loại Bạch đàn xuất xứ Australia và Trung Quốc. Trong khoảng 20 loài, có 3 loại có giá trị kinh tế:
E.camaldulensis – gọi là bạch đàn trắng
E.exserta – bạch đàn liễu
E.citriodors – bạch đàn chanh
2.14. Gừng
Tên khoa học: Zingiber officinale Rosc.
Họ Gừng: Zingiberaceae
Đặc điểm thực vật và phân bố:
Cây thảo sống lâu năm cao 0,6-1m. Lá mọc so le, không cuống, hình mác dài có mùi thơm. Trục hoa xuất phát từ gốc, dài khoảng 20cm. Hoa màu vàng. Thân rễ mập, phồng lên thành củ
Gừng được trồng ở Việt Nam và ở nhiều nước trên thế giới: Các nước Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ và Australia
Trồng trọt và thu hoạch
Gừng được trồng bằng các nhánh của thân rễ có mang mầm. Trồng vào mùa xuân, mùa thu cây sẽ ra hoa và thu hoạch khi cây bắt đầu lụi. Các nước trồng và xuất khẩu chính: Ấn Độ, Trung Quốc, Inddoneexxia, Philippin, Thái Lan, Nigeria
Bộ phận dùng
Gồm có: Gừng tươi, gừng khô, gừng đã chế biến, tinh dầu gừng – Oleum Zingiberis nhựa dầu gừng:
– Gừng tươi: Bao gồm cả gừng non và gừng già. Gừng non được thu hoạch khi củ còn non, ít xơ và ít cay, thường được dùng để chế biến các sản phẩm. Gừng già thường dùng để chế biến gừng khô, tinh dầu gừng và nhựa dầu gừng
– Gừng đã được chế biến: Thường được chế biến từ củ gừng non, bao gồm các sản phẩm: gừng chế biến ngâm trong nước muối, gừng chế biến ngâm trong siro, trà gừng. Trung Quốc và Autralia là 2 nước xuất khẩu nhiều nhất mặt hàng này.
– Gừng khô: Được chế biến từ củ gừng già có thể để cả vỏ rồi phơi khô gọi là gừng xám hoặc bỏ vỏ rồi phơi khô gọi là gừng trắng
– Tinh dầu gừng: Tên thương phẩm là ginger oil được sản xuất từ gừng tươi bằng phương pháp cất kéo hơi nước với hiệu suất từ 1-2,7%. Vỏ chứa nhiều tinh dầu hơn 4-5%; vì vậy có thể kết hợp khi chế biến gừng khô để sản xuất tinh dầu
– Nhựa dầu gừng: Được chế biến từ bột gừng khô bằng cách chiết với dung môi hữu cơ với hiệu suất 4,2-6,5%
Hàng năm toàn thế giới sản xuất khoảng 30 tấn tinh dầu gừng và 150-300 tấn nhựa dầu gừng. Các nước sản xuất tinh dầu và nhựa dầu chính: Ấn Độ và Trung Quốc. Các nước tiêu thụ chính: Mỹ, Canada, Anh, Đức
Thành phần hóa học
Gừng chứa tinh dầu 2-3%, nhựa dầu 4,2-6,5%, chất béo 3%, và chất cay: Zingerol, Zingeron, shagaol..
Tinh dầu gừng là chất lỏng không màu hoặc màu vàng nhạt…
Tinh dầu gừng có mùi đặc trưng của gừng nhưng không chứa chất cay. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là hợp chất hydrocarbon sesquiterpenic:
Nhựa dầu gừng chứa 20-25% tinh dầu và 20-30% các chất cay. Các chất cây chính có công thức
+ Zingeron:
Công dụng
Gừng tươi được sử dụng như 1 gia vị trong bữa ăn hàng ngày, dùng để chế biến các sản phẩm gừng, mặn, mứt gừng và trà gừng
Gừng khô dùng để chế biến gia vị (bột cary), dùng làm chất thơm trong kỹ nghệ thực phẩm và trong kỹ nghệ pha đồ uống.
Tinh dầu gừng làm chất thơm trong kỹ nghệ thực phẩm và kỹ nghệ pha chế đồ uống, thường cho vào nhựa dầu gừng để giảm đọ cay của nhựa dầu
Nhựa dầu được dùng làm chất thơm và cay trong kỹ nghệ thực phẩm . pa chế đồ uống
Trong y học cổ truyền, gừng tươi được gọi là sinh khương là vị thuốc tân ôn giải biểu, tác dụng vào kinh phế, vị tỳ, có tác dụng phát tán phong hàn, chữa cảm mạo phong hàm, làm ấm dạ dày trong trường hợp bụng đầy trướng, không tiêu, khí huyết ngưng trệ, chân tay lạnh. Ngoài ra còn có tác dụng hóa đờm, chỉ ho, lợi niệu, giải độc, khử khuẩn
Gừng khô được coi là can khương, vị cay, tính ấm, tác dụng vào kinh tâm, phế, tỳ, vị, có tác dụng ôn trung hồi dương, ôn trung chỉ tả, chỉ nôn, trong trường hợp tỳ vị hư hàn, chân tay lạnh, đau bụng đi ngoài. Can khương tồn tính có tác dụng ấm vị, chỉ huyết trong các trường hợp xuất huyết do hư hàn
2.15. Hoắc hương
Tên khoa học: Pogostemon cablin (Balanco) Benth
Họ Hoa môi: Lamiaceae
Đặc điểm thực vật và phân bố
Cây thảo sống lâu lăm, thân vuông, lá mọc đối có cuống dài, phiến lá hình trứng, hai mặt đều có lông, mép có khía răng cưa. Hoa mọc thành xim co ở tận cùng hoặc ở kẽ lá, hoa nhỏ màu hồng hoặc màu vàng. Toàn cây có mùi thơm dễ chịu.
Hoắc hương được trồng khắp nơi ở VN. Trên thế giới được trồng ở các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Inddonexxia và ở Trung Quốc
Trồng trọt và thu hoạch
Trồng hoắc hương bằng cách giâm cành, các hom giống ở phần ngọn cho tỷ lệ sống cao hơn phần gốc. Thời gian gieo trồng vào mùa xuân ở các tỉnh phía bắc và mùa mưa ở các tỉnh phía nam, 5-6 tháng sau khi trồng có thể thu hoạch lứa đầu tiên
Bộ phận dùng
Lá – Folium Patchouli
Tinh dầu – Oleum Patchouli
Thành phần hóa học
Trong lá có chứa tinh dầu 2,2-2,6% (tính theo trọng lượng khô tuyệt đối). Nếu ủ men trước khi cất có thể đạt 3,1%
Tinh dầu hoắc hương với tên thương phẩm là Patchouli, là chất lỏng màu vàng nhạt…
Thành phần chính của tinh dầu hoắc hương VN là Patchouli alcol 32-38%, ngoài ra còn có các hợp chất hydrocarbon sesquiterpenic như elemen caryophylen, patchoulen, guaien…
Công dụng
Hoắc hương vị thuốc dùng trong y học cổ truyền, tính ấm, vị cay đắng, tác dụng vào kinh vị và đại tràng, có tác dụng giải cảm nắng, thanh nhiệt ở tỳ vị trong trường hợp đầy bụng, ăn không tiêu, đi tả, nôn
Tinh dầu hoắc hương là hương liệu quý dùng làm chất định hương trong kỹ nghệ pha chế nước hoa. Ngoài ra còn là chất thơm trong kỹ nghệ thực phẩm, pha chế rượu mùi và đồ uống. Hàng năm toàn thế giới sản xuất 500-550 tấn tinh dầu hoắc hương, riêng Inddonexxia sản xuất 450 tấn và Trung Quốc 50-80 tấn. Những nước nhập khẩu chính là Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản
2.16. Thanh hao hoa vàng
Tên khoa học: Aremiasia annua L
Họ cúc: Asteraceae
Đặc điểm thực vật
Cây thảo sống hàng năm, cao 1,2-1,5cm. Lá xẻ lông chim 2 lần thành dải hẹp phủ lông mềm, có mùi thơm. Cụm hoa hình cầu, hợp thành 1 chùm khép. Trong 1 cụm hoa có khoảng 25-35 hoa, xung quanh là hoa cái, ở giữa là hoa lưỡng tính. Hạt hình trứng rất nhỉ, có rãnh dọc. Một gam hạt có từ 20.000-22000 hạt
Thanh cao hoa vàng mọc hoang ở Trung Quốc, Liên Xô, Mông Cổ, Ấn Độ, Nhật, Bắc Mỹ và 1 số nước Đông Nam Á. Năm 1982 thanh cao hoa vàng mới chính thức được phát hiện mọc hoang ở các tỉnh phía Bắc VN và sau đó được trồng ở hầu hết các tỉnh để chiết xuất artemisinin
Trồng trọt và thu hoạch
Trồng bằng hạt
Thời vụ gieo hạt ở các tỉnh phía Bắc là vào đầu mùa xuân, ở các tỉnh phía nam là vào tháng 5-6. Có thể gieo thẳng lên luống sau đó tỉa bớt cây con, hoặc gieo hạt, khi cây cao từ 15-25cm thì tỉa cây con ra trồng đại trà. Cách trồng từ cây con cho năng suất cao hơn
Thời gian thu hoạch từ 5-6 tháng từ khi bắt đầu trồng cây con (nếu tính từ thời gian gieo hạt là 7 tháng). Thu hái khi cây bắt đầu ra nụ là thời điểm cho tỷ lệ hoạt chất cao nhất. Ở các tỉnh phía nam thời gian sinh trưởng của cây ngắn hơn. Chặt cả cây. Phơi nắng rồi rũ lấy lá khô, hoặc dùng máy tuốt lấy lá sau đó phơi nắng. Thu hoạch vào những ngày nắng ráo. Có thể thu hái lá nhiều lần: Lần 1 khi tầng lá gốc đã già, xuất hiện những lá vàng. Cắt lá phần gốc, sau đó bón phân tiếp. Sau 15 ngày lại thu hoạch tiếp cho đến khi cây có hoa nụ hoa thì chặt cả cây để lấy lá
Năng suất lá khô trên 1 sào có thể đạt đến 150-180kg
Bộ phận dùng
Lá đã phơi khô hoặc sấy khô Folium Artemisiae annueae
Đặc điểm vi học của bột lá
Lông che chở có 2 dạng: Dạng hình chữ T, đầu đơn bào, hình thoi, chân đa bào. Dạng khác cũng đa bào, tế bào ở đầu thuôn nhỏ
Lông tiết đầu đa bào, chân đa bào
Thành phần hóa học
Trong lá có chứa 0,4-0,6% tinh dầu (trên lá khô hàm ẩm 12-12,5%). Bằng sắc khi kết hợp với khối phổ (GC/MS) đã xác định được 35 cấu tử, trong đó các hợp chất hydrocarbon sesquiterpenic như..
Thành phần có tác dụng sinh học quan trọng trong lá thanh cao hoa vàng là 1 sesquiterpenlacton có tên là artermisinin, là chất kết tinh không có trong tinh dầu, được chiết xuất bằng dung môi hữu cơ. Hàm lượng artemisinm trong các bộ phận của cây ở các giai đoạn phát triển như sau (Bảng 2.3)
Như vậy cây thanh cao hoa vàng, lá có chứa nhiều hoạt chất nhất và thu hoạch vào thời điểm cây bắt đầu ra nụ là tối ưu. Yêu cầu trong kỹ thuật: Lá thanh cao hoa vàng có chữa tỷ lệ hoạt chất 0,7-1,4%, độ ẩm 12-12,5%, tỷ lệ tạp chất dưới 4%
Kiểm nghiệm
– Định tính Artemisinin trong dược liệu: Chiết Artemisinin bằng ether dầu hỏa, bốc hơi dung môi. Hòa tan cắn trong cloroform. Dung dịch này dùng để chấm sắc ký lớp mỏng
Dung môi khai triển: toluen – ethylacetat
Thuốc thử hiện màu: paradimethyl aminobenzaldehyd (PAB), (0,25g PAB trong 50ml acid acetic)
Dược liệu phải có vết cùng hệ số Rf và cùng màu với artemisini chuẩn- Định lượng Artemisinin trong dược liệu
Trong dung dịch kiềm (NaO 0,05%), Artemisinin sẽ chuyển hóa thành sản phẩm có độ hấp thụ cực đại ở vùng tử ngoại. vì vậy có thể dùng phương pháp mổ tử ngoại để định lượngChiết xuất Artemisinin bằng ether dầu hỏa, cất thu hồi dung môi. Hòa tan cán trong cồn và thêm lượng cần thiết dung dịch NaOH 0,05N. Để ở nhiệt độ 50 độ C trong 30 phút. Sau đó đo độ hấp thụ ở bước sóng 292nm
Phương pháp này thường cho sai số thừa, vì có những thành phần ko phải là Artemisinin cũng hấp thụ trong vùng tử ngoại. Vì vậy phải áp dụng phương pháp phổ tử ngoại kết hợp với SKLM. Dịch chiết cô đặc sau khi chiết xuất bằng ether dầu hỏa được tách trên bản mỏng. Cạo vùng silacagel có chứa Artemisinin trên bản mỏng. Làm phản ứng với dung dịch kiềm và đo độ hấp thụ ở bước sóng 292nm
Chiết xuất Artemisinin
Chiết bằng n-hexan hặc xăng công nghiệp. Bốc hơi dung môi, cán còn lại được kết tinh và loại tạp. Sấy khô ở nhiệt độ <_ 60 độC, sẽ thu được Artemisinin tinh thể hình kim, có độ nóng chảy 156-157
Công dụng
Cây thanh hao hoa vàng được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc làm thuốc chữa sốt rét vào năm 340, nhưng mãi đến năm 1967 mới được nghiên cứu và 1972 được chiết xuất dưới dạng tinh thể và được các nhà khoa học trung quốc đặt tên là Qinghaosu. Năm 1979, Artemisinin được xác định cấu trúc hóa học
Artemisinin có tác dụng đối với ký sinh trùng sốt rét. Tác dụng nhanh và thải trừ nhanh vì vậy ít gây kháng thuốc. Hiện nay những chế phẩm bán tổng hợp từ Artemisinin như aretessunat, dihydroartemisinin, arteether, artemether…đang được quan tâm nghiên cứu với mong muốn nâng cao hiệu lực tác dụng. Những dẫn chất này có thể tan trong nước hoặc trong dầu, có thể sản xuất dưới dạng thuốc tiêm để sử dụng trong các trường hợp sốt rét ác tính
Lá và hoa thanh hao vàng được đồng bào dân tộc tỉnh Lạng Sơn dùng để chữa sốt cao, giải độc, rối loạn tiêu hóa. Lá non có thể nấu canh ăn thay rau. Y học cổ truyền Trung Quốc dùng lá thanh hao hoa vàng làm thuốc thanh nhiệt, bổ dạ dày, cầm máu, lợi mật. Dùng riêng hoặc phối hợp với vẩy tê tê để chữa sốt rét
2.17. Đinh hương
Tên khoa học: Syzygium aromaticum (L) Merrill & L.M pery
Tên đồng nghĩa: Eugenia caryophyllata Thunb
Họ Sim – Myrtaceae
Đặc điểm thực vật
Cây nhỡ, cao từ 10-12m , lá hình bầu dục, đầu nhỏ, không rụng. Hoa mẫu 4, tập hợp thành sim nhỏ ở đầu cành. Đài màu đỏ, tồn tại. Tràng màu hồng, rụng khi hoa nở. Đế hoa dài, hình như cái đinh
Đinh hương nguồn gốc ở đỏa Moluccas (Inddonexxia) và được trồng ở các quần đảo Zanziba, Pemba (Tandania), Madagasca, Indonexia, Srilanka
Trồng trọt và thu hái
Trồng bằng hạt. hạt lấy từ quả chín và trồng ngay. Khi cây được 4-5 năm có thể thu hoạch, Hái nụ hoa khi bắt đầu ngả màu trắng sang xanh rồi ve hồng. Nếu để nở sau 4 ngày không còn giá trị. Hái bằng tay hoặc sào đập, ở dưới đất có trải các tấm vải để hứng. Nụ hoa sau khi thu hoạch phải loại cuống (tỷ lệ cuống 17-25%). Phơi khô và đóng gói. Một cây cho từ 3,5-7,0 kg đinh hương khô.
Bộ phận dùng
– Nụ hoa: bao gồm phần hình nụ là đế hoa, lá dài và khối hình cầu ở đỉnh bao gồm cánh hoa, bộ nhị và nhụy. Đế hoa dài 10-12cm và đương kính 2-3mm, màu nâu thẫm, có mùi thơm, khi thả vào nước phải chìm
Đặc điểm vi học của nụ hoa
+ Vi phẫu: Có nhiều túi tiết tinh dầu trong phần mô mềm của đế hoa
+ Bột: Đặc trưng bởi sợi, túi tiết tinh dầu, tinh thể cali oxalat hình cầu gai, mảnh mạch xoắn, tế bào mô cứng của thành bao phấn, hạt phấn hình tam giác
– Tinh dầu đinh hương, Oleum caryophyiiorum, tên thương phẩm là clove oil, được cất từ nụ hoa, cuống hoa và từ lá. 90-95% tinh dầu đinh hương sản xuất trên thế giới được cất từ lá. Năm 1990 toàn thế giới sản xuất được 1915 tấn tinh dầu lá và 40 tấn nụ hoa. Thường chỉ những nụ hoa kém phẩm chất mới dùng để cất tinh dầu
Thành phần hóa học
– Nụ hoa có chứa tinh dầu 15-20%. Có khi 25%. DĐVN III quy định hàm lượng tinh dầu không dưới 15%
Tinh dầu đinh hương là chất lỏng màu vàng đến nâu vàng, d15
Thành phần chính của tinh dầu đinh hương là eugenol 78-95, có khi 98%
– Cuống hoa có chứa 5-6,5% tinh dầu. Tinh dầu có chứa eugenol 83-95% nhưng hương vị không thơm bằng tinh dầu nụ hoa
– Lá có chứa 1,6-4,5% tinh dầu. Hàm lượng eugenol trong tinh dầu là 85-93%
Công dụng
Nụ hoa đinh hương là 1 vị thuốc được dùng trong cả tây và đông y, có tác dụng kích thích tiêu hóa, sát khuẩn và giảm đau. Dạng dùng: cồn thuốc (cồn kép, melisse, cồn Fioravanti)
Đông y coi đinh hương là vị thuốc ấm tỳ vị, giáng nghịch khí, trợ dương, ôn thận, giảm đau, sát khuẩn, dùng trong trường hợ tỳ vị hư hàn, nấc, nôn, đau bụng lạnh. Dạng dùng: Thuốc sắc, hoàn tán, ngâm rượu
Đinh hương dùng làm gia vị trong kỹ nghẹ thực phẩm. Nhu cầu về đinh hương trên toàn cầu là 4000-5000 tấn/ năm
Tinh dầu đinh hương dùng trong ngành dược làm thuốc sát khuẩn, diệt tủy răng và chế kẽm eugenat là chất hàn răng tạm thời. Ngài ra còn dùng tong kỹ nghệ nước hoa, xà phòng và hương liệu, kỹ nghệ pha chế rượu mùi
2.18. Đại hồi
Tên khoa học: ILLicium verrum
Họ hồi – ILLiciceae
Đặc điểm thực vật và phân bố
Cây cao 6-10m. Cành cây mọc thẳng tạo cho cây dạng thon gọn và tán lá hẹp. Lá mọc so le nhưng thường mọc sít tạo thành ác vòng giả, từ 4-6 lá. Lá thon dài hoặc hình bầu dục, mép nguyên có lượn sóng hoặc không. La rất dễ dụng khỏi cảnh nếu cắt cành rời khỏi cây. Hoa có thể có nhiều màu: Trắng, trắng hồng, hồng, tím hồng. Noãn đa số là 8, có khi 9-10.
Quả đại, thường có 8 đại dính vào 1 trục và tỏa tròn thành hình sao. Trong mỗi đại chứa 1 hạt màu nâu bóng. Thường thì có 2-6 đại bị lép. Có những cây cho đến 10 quả đại, to đều, ít bị lép
Quả tươi có màu xanh, khi khô màu nâu thẫm
Hồi được coi là đặc sản của tỉnh lạng sơn, được trồng ở hầu hết các huyện trong tỉnh trừ Hữu Lũng và Nam Chi Lăng. Ngoài ra còn được trồng ở cao bằng, Quảng Ninh, Thái Nguyên (vùng giáp với Lạng Sơn). Năm 1999 toàn Lạng Sơn trồng được 17000 ha hồi, thu hoạch 15000 tấn quả tươi.
Hồi còn được trồng ở Trung Quốc (Quảng Tây, Nam Ninh)
Trồng trọt và thu hái
Trồng bằng hạt chọn quả to đều có từ 8-10 cánh đại của những cây ở độ tuổi trưởng thành 30-40 tuổi, không bị sâu bệnh, thường xuyên sai quả và được chăm sóc tốt. Phơi nắng nhẹ, quả sẽ nứt, hạt rơi ra. Bảo quản hạt trong cát trong 3 tháng khi hạt nứt nanh 7-10% thì gieo. Thường gieo trước tết nguyên đán 2 tuần. Khi cây ra lá đều thì cấy vào bầu. cây non 20-25 tháng tuổi thì đem ra trồng.
Cây ra hoa lúc 5 tuổi. Những năm đầu tiên sản lượng thường thấp. Cây trưởng thành, 1 năm có thể cho từ 20-40 kg quả. Có thể khai thác đến khi cây 100 tuổi hoặc hơn
Hồi được khai thác vào 2 vụ. Vụ chính vào tháng 8-9 (hồi mùa), vụ phụ từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau (vụ chiêm). Thường cây sai quả vào vụ mùa thì sẽ ít quả vào vụ chiêm và ngược lại
Bộ phận dùng
Quả – Fructus Anisi stellati
Tinh dầu – Oleum Anisi stellati
Quả
Đặc điểm vi học
Quả bột: nhiều tế bào mô cứng hình dạng khác nhau của vỏ quả giữa, vỏ quả trong và vỏ hạt. Thể cứng của cuống quả. Nhiều tế bào tinh dầu
Lá vi phẫu: có các thể cứng hình dáng đặc biệt ở gân và phiến lá (để phân biệt với lá hồi núi I.griffithii, không có thể cứng, chỉ có các đám tế bào mô cứng)
Quả được phơi khô đến độ ẩm 12-13%
Tinh dầu
Được cất từ quả tươi vừa mới thu hái với hiệu suất 3-3,5%. Tinh dầu hồi Lạng Sơn được thị trường quốc tế xếp vào loại I. Hàng năm nơi này cung cấp 2/10 sản lượng thế giới. còn lại là Quảng Tây (3/10) và Nam Ninh (5/10) tinh dầu loại 2
Thành phần hóa học
Quả có chứa tinh dầu 8-9%. Quả mới thu hoạch có thể chauws 10-15%. Dược điển VN III quy định hàm lượng tinh dầu không dưới 5%
Tinh dầu quả hồi, tên thương phẩm Star Anus oil, là chất lỏng ko màu vàng nhạt, mùi đặc biệt vị ngọt, kết tinh khi để lạnh
Thành phần chủ yếu của tinh dầu quả là trans enethol 85-90%. Tinh dầu quả hồi Lạng Sơn luôn đạt hàm lượng athenol trên 90%
Lá có chứa tinh dầu 0,56-1,73%
Tinh dầu lá có chứa lượng athenol xấp xỉ tinh dầu quả 85-90%
Hạt chứa chất béo
Kiểm nghiệm
Định lượng athenol bằng phương pháp đo độ đông đặc. Nhiệt độ đông đặc không được dưới +15 độ, tương đương với hàm lượng athenol từ 85-95%
Công dụng
Quả hồi có tác dụng giúp tiêu hóa, lợi sữa, giảm đau, giảm co bóp nhu động ruột, dùng để chauwx ỉa chảy, nôn mửa, ăn ko tiêu, bụng đầy. Tính vị trong đông y: vị cay, ôn, tác dụng vào kinh can, thận, tỳ, vị, có tác dụng ôn trung, khứ hàn. Dạng dùng: Bột, rượu thuốc. Dùng ngoài hồi có tác dụng chữa đau nhức, thấp khớp, bong gân
Tinh dầu hồi có tác dụng tương tự như dược liệu, thường được phối hợp trong nhiều thuốc khác. Ngoài ra tinh dầu còn dùng để tổng hợp các hormon oestrogen (diethylstilbestrol, diethylstilbestrol propionat)
Quả hồi và tinh dầu hồi được dùng làm gia vi hương liệu cho rất nhiều sản phẩm trong kỹ nghệ thực phẩm: rượu, mùi, kẹo gôm, bánh kẹo, gelatin, puding, thịt và các sản phẩm của thịt. Hàm lượng tinh dầu tối đa được phép đưa vào thực phẩm là 0,07%. Ngoài ra tinh dầu còn được dùng trong kỹ nghệ sản xuất xà phòng, kem đánh rang, thuốc lá
Hiện nay quả hồi còn được dùng để chiết xuất acid shikimic. Acid shikimic là nguyên liệu tổng hợp thuốc Tamiflu dùng để điều trị cúm gà
2.19. Quế
QUẾ VIỆT NAM
Tên khoa học: Ramulus et Cortex Cinnamomi
Họ Long não (Lauraceae).
Đặc điểm thực vật
Cây gỗ, cao 10 – 20 m, vỏ thân nhẵn. Lá mọc so le có cuống ngắn, dài nhọn hoặc hơi tù, có ba gân hình cung. Hoa trắng, mọc thành chùm xim ở kẽ lá hay đầu cành. Quả hạch hình trứng, khi chín có màu tím nhẵn bóng. Toàn cây có mùi thơm của Quế.
Cây được trồng ở Việt Nam và các tỉnh phía nam Trung Quốc.
Bộ phận dùng
Dược liệu là cành, vỏ thân hoặc vỏ cành đã chế biến và phơi khô của cây Quế (Cinnamomum cassia Presl.) hoặc một số loài Quế khác (Cinnamomum zeylanicum Blume, Cinnamomum loureirii Nees.),
Thành Phần hóa học
Tinh dầu, chất nhầy, flavonoid, tannin, coumarin.
Thành phần chính của tinh dầu là aldehyd cinnamic.
Tác dụng và công dụng
Quế có vị cay, tính đại nhiệt, có tác dụng: kích thích tiêu hóa. Ngoài ra, còn làm tăng: bài tiết, co mạch, nhu động ruột, co bóp tử cung.
Đưa: cảm lạnh không ra mồ hôi, tiêu hóa kém, đầy bụng, đau bụng lạnh.
Dạng dùng thuốc sắc, cồn thuốc, rượu thuốc, cao xoa.
Ngoài ra còn dùng làm gia vị.