Khoa Dược được thành lập theo Quyết định số 42/QĐ-CĐYT ngày 13 tháng 12 năm 2017 của Trường Cao đẳng Y tế Bắc Ninh trên cơ sở nâng cấp Tổ bộ môn Dược của Trường Trung cấp Y tế Bắc Ninh.
Nhiệm vụ chính là biên soạn chương trình, giáo trình và tham gia giảng dạy cho đối tượng Dược sỹ trình độ cao đẳng, ngoài ra còn giảng dạy một số môn học cho đối tượng y sỹ trung cấp, điều dưỡng cao đẳng và đào tạo liên tục cho các bộ y tế trong tỉnh.
Dưới sự chỉ dạy, hướng dẫn của đội ngũ giảng viên nhiệt tình, có chuyên môn và giàu kinh nghiệm trong khoa, nhiều thế hệ học trò đã trưởng thành, trở thành những cán bộ chủ chốt, đảm nhiệm những vị trí quan trọng trong hệ thống y tế của tỉnh nhà và một số tỉnh bạn, góp phần vào công cuộc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Nối tiếp truyền thống các thế hệ đi trước, các giảng viên Khoa Dược luôn không ngừng nỗ lực, vươn lên trong giảng dạy, trau dồi kiến thức, kỹ năng, đoàn kết cố gắng để đạt được những thành tích cao hơn nữa, đóng góp vào sự phát triển chung của nhà trường và ngành y tế tỉnh Bắc Ninh
Các thành viên của khoa gồm
1. DSCKI. Nguyễn Thị Nga – Trưởng khoa, giảng viên
2. DSĐH. Nguyễn Văn Khoa – Giảng viên
3. DSĐH. Nguyễn Thị Như Quỳnh – Giảng viên
4. ThS. Nguyễn Thị Hoàn – Giảng viên
5. ThS. Nguyễn Ngọc Tiến – Giảng viên
6. DSĐH. Nguyễn Thị Ngọc Hà – Giảng viên
Từ khi thành lập đến nay, Khoa Dược đã từng bước ổn định và phát triển thực hiện sứ mạng đào tạo cán bộ y, dược học cho tỉnh nhà và các tỉnh lân cận. Các học sinh, nhiều học sinh, sinh viên tốt nghiệp có việc làm đúng chuyên ngành đào tạo, được các cơ sở y tế đánh giá cao về chất lượng chuyên môn.
Ngoài đào tạo chính khóa, khoa cũng thường xuyên tổ chức và tham gia đào tạo liên tục cho cán bộ y tế trong tỉnh.
Chức năng, nhiệm vụ
1. Quản lý giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động và người học thuộc khoa theo phân công của hiệu trưởng;
2. Thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập và các hoạt động ngoại khóa khác theo chương trình, kế hoạch giảng dạy hằng năm của trường theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, bao gồm:
– Xây dựng chương trình đào tạo của từng ngành, nghề theo từng trình độ đào tạo thuộc khoa, bộ môn mình quản lý hoặc do hiệu trưởng giao.
– Tổ chức biện soạn đề cương chi tiết các môn học, mô-đun, tín chỉ liên quan đảm bảo tính thống nhất, tránh chống chéo giữa các môn học, mô-đun, tín chỉ của chương trình đào tạo hoặc giữa các trình độ đào tạo.
– Tổ chức phát triển chương trình đào tạo, xây dựng các đề án, biên soạn tài liệu, giáo trình đào tạo theo định hướng phát triển của nhà trường; phát triển chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu giảng dạy trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo thường xuyên theo quy định.
– Tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
– Xây dựng và thực hiện phương pháp kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của người học, bảo dảm chuẩn đầu ra của người học theo cam kết đã được công bố của nhà trường, đáp ứng nhu cầu sử dụng của thị trường lao động.
3. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, hợp tác với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ liên quan đến ngành nghề chăm sóc sức khỏe và huy động sự tham gia của doanh nghiệp vào quá trình đào tạo của khoa;
4. Xây dựng phát triển đội ngũ giảng viên; ngành, nghề đào tạo và cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu khoa học; tăng cường điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo; thực hiện các hoạt động thực nghiệm, nghiên cứu khoa học, ứng dụng kĩ thuật, công nghệ vào quá trình đào tạo;
5. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động, người học; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giảng viên và người lao động thuộc khoa;
6. Tổ chức đánh giá giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động trong khoa và tham gia đánh giá cán bộ quản lý trong trường theo quy định của nhà trường;
7. Quản lý sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo theo quy định của hiệu trưởng; đề xuất, xây dựng các kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị đào tạo của khoa;
8. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của hiệu trưởng.