• Cổng thông tin tuyển sinh Trực tuyến
  • Hệ thống Elearning
  • Thư viện
  • Liên hệ
  • Lễ hội, sự kiện, du lịch Việt Nam
29 °c
Bắc Ninh
29 ° T7
28 ° CN
28 ° T2
27 ° T3
Thứ Bảy, 10 Tháng Năm, 2025
  • Login
Trường Cao Đẳng Y Tế Bắc Ninh
No Result
View All Result
  •  
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
      • Lịch sử hình thành và phát triển
      • Sứ mạng, tầm nhìn
      • Mục tiêu bảo đảm chất lượng
    • Sơ đồ tổ chức
    • Hệ thống tổ chức bộ máy nhà trường
      • Tổ chức Đảng, Đoàn thể
        • Chi bộ Đảng
        • Công đoàn
        • Đoàn thanh niên
      • Hội đồng trường
      • Ban Giám Hiệu
      • Các khoa phòng
        • Phòng QLĐT-NCKH
        • Phòng TC-HTQT-QLSV
        • Phòng TC-HC-QT
        • Khoa Y
        • Khoa ĐD-KTYH
        • Khoa Dược
        • Khoa KHCB
  • Tuyển Sinh
    • Thông báo Tuyển Sinh
    • Cổng thông tin tuyển sinh trực tuyến
    • Cao đẳng
      • Điều dưỡng
      • Dược
      • Y Sỹ Đa Khoa
      • Y Học Cổ Truyền
      • Kỹ Thuật Phục Hồi Chức Năng
      • Hộ Sinh
    • Trung cấp
      • Y sỹ đa khoa
      • Y học cổ truyền
    • Đào Tạo khác
      • Cập nhật kiến thức chuyên môn về Dược
      • Sử dụng thuốc hợp lý an toàn
      • Huấn luyện về sơ cứu tại cơ sở lao động
      • Cấp cứu cơ bản (cho Cán bộ y tế)
      • Kiểm soát nhiễm khuẩn và một số kỹ thuật điều dưỡng an toàn
      • Phòng chống lây nhiễm qua đường máu và dịch sinh học
  • Tin Tức – Sự Kiện
    • Tin Nhà Trường
    • Tin Giáo Dục
    • Tin Y Tế
    • Y Học Thường Thức
    • Kỷ Niệm 20 Năm
  • Đào Tạo
    • Chương trình đào tạo
      • Cao đẳng
        • Điều dưỡng
        • Dược
        • Hộ sinh
        • Kỹ Thuật Phục Hồi Chức Năng
        • Y Sỹ Đa Khoa
        • Y Học Cổ Truyền
      • Trung Cấp
        • Y sỹ đa khoa
        • Y học cổ truyền
    • Kế hoạch đào tạo
      • Cao đẳng
        • Điều dưỡng
        • Dược
        • Hộ Sinh
        • Kỹ Thuật Phục Hồi Chức Năng
        • Y Học Cổ Truyền
        • Y Sỹ Đa Khoa
      • Trung cấp
        • Y sỹ đa khoa
        • Y học cổ truyền
    • Nghiên Cứu Khoa Học
      • Quy định
      • Sản phẩm/Kết quả
  • Khảo thí – BĐCL
  • Tuyển Dụng – HTQT
    • Thông Tin Tuyển Dụng
    • Hợp Tác Quốc Tế
  • Sinh Viên
    • Thông Báo
    • Hệ thống Elearning
    • Văn Bản Sinh Viên
  • Văn Bản
  • Thư Viện Điện Tử
    • Thư Viện Điện Tử
    • Điều Dưỡng
    • Dược
  •  
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
      • Lịch sử hình thành và phát triển
      • Sứ mạng, tầm nhìn
      • Mục tiêu bảo đảm chất lượng
    • Sơ đồ tổ chức
    • Hệ thống tổ chức bộ máy nhà trường
      • Tổ chức Đảng, Đoàn thể
        • Chi bộ Đảng
        • Công đoàn
        • Đoàn thanh niên
      • Hội đồng trường
      • Ban Giám Hiệu
      • Các khoa phòng
        • Phòng QLĐT-NCKH
        • Phòng TC-HTQT-QLSV
        • Phòng TC-HC-QT
        • Khoa Y
        • Khoa ĐD-KTYH
        • Khoa Dược
        • Khoa KHCB
  • Tuyển Sinh
    • Thông báo Tuyển Sinh
    • Cổng thông tin tuyển sinh trực tuyến
    • Cao đẳng
      • Điều dưỡng
      • Dược
      • Y Sỹ Đa Khoa
      • Y Học Cổ Truyền
      • Kỹ Thuật Phục Hồi Chức Năng
      • Hộ Sinh
    • Trung cấp
      • Y sỹ đa khoa
      • Y học cổ truyền
    • Đào Tạo khác
      • Cập nhật kiến thức chuyên môn về Dược
      • Sử dụng thuốc hợp lý an toàn
      • Huấn luyện về sơ cứu tại cơ sở lao động
      • Cấp cứu cơ bản (cho Cán bộ y tế)
      • Kiểm soát nhiễm khuẩn và một số kỹ thuật điều dưỡng an toàn
      • Phòng chống lây nhiễm qua đường máu và dịch sinh học
  • Tin Tức – Sự Kiện
    • Tin Nhà Trường
    • Tin Giáo Dục
    • Tin Y Tế
    • Y Học Thường Thức
    • Kỷ Niệm 20 Năm
  • Đào Tạo
    • Chương trình đào tạo
      • Cao đẳng
        • Điều dưỡng
        • Dược
        • Hộ sinh
        • Kỹ Thuật Phục Hồi Chức Năng
        • Y Sỹ Đa Khoa
        • Y Học Cổ Truyền
      • Trung Cấp
        • Y sỹ đa khoa
        • Y học cổ truyền
    • Kế hoạch đào tạo
      • Cao đẳng
        • Điều dưỡng
        • Dược
        • Hộ Sinh
        • Kỹ Thuật Phục Hồi Chức Năng
        • Y Học Cổ Truyền
        • Y Sỹ Đa Khoa
      • Trung cấp
        • Y sỹ đa khoa
        • Y học cổ truyền
    • Nghiên Cứu Khoa Học
      • Quy định
      • Sản phẩm/Kết quả
  • Khảo thí – BĐCL
  • Tuyển Dụng – HTQT
    • Thông Tin Tuyển Dụng
    • Hợp Tác Quốc Tế
  • Sinh Viên
    • Thông Báo
    • Hệ thống Elearning
    • Văn Bản Sinh Viên
  • Văn Bản
  • Thư Viện Điện Tử
    • Thư Viện Điện Tử
    • Điều Dưỡng
    • Dược
No Result
View All Result
Trường Cao Đẳng Y Tế Bắc Ninh

Những cây thuốc chứa carbohydrat

10/05/2025
in Chưa phân loại
A A

Carbohydrate rất phổ biến trong giới sinh vật và là thành phần rất quan trọng của thực vật. Carbohydrate là nơi “tích trữ” năng lượng từ ánh sáng mặt trời thông qua quá trình quang hợp; tham gia vào cấu trúc tế bào cũng như biệt hóa tế bào. Carbohydrate cũng là nguồn carbon để tổng hợp các hợp chất khác và là nguồn thực phẩm quan trọng nuôi sống loài người và loài vật. Cấu tạo của carbohydrate gồm có C, H và O trong phân tử. Hội nghị quốc tế về danh pháp đã đề nghị gọi nhóm hợp chất này là glucid. Tuy nhiên, thuật ngữ carbohydrate vẫn còn thông dụng. Có thể định nghĩa carbohydrate hay glucid là những hợp chất hữu cơ bao gồm các monosaccharide, những dẫn chất và những sản phẩm ngưng tụ của chúng qua dây nối glycosid. Carbohydrat được phân loại thành ba nhóm chính: monosaccharid (đường đơn), disaccharid (đường đôi) và polysaccharid (đa đường), dựa trên số lượng đơn vị đường cấu thành. Sau đây là một số cây chứa carbohydrat:

1. Dược liệu chứa tinh bột

1.1. Cát căn

Radix Puerariae Thomsonii

Dược liệu là rễ củ đã phơi hay sấy khô của cây Sắn dây (Pueraria thomsonii Benth.), họ Đậu (Fabaceae).

Đặc điểm thực vật

Sắn dây là một loại dây leo, dài có thể đến 10m, lá kép gồm 3 lá chét. Cuống lá chét giữa dài, cuống lá chét 2 bên ngắn. Lá chét có thể phân thành 2-3 thùy. Về mùa hạ trổ hoa màu xanh, mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả loại đậu có nhiều lông. Củ dài to nặng có thể tới 20kg, nhiều xơ.

Thành phần hóa học       

         Rễ các loài Pueraria đều chứa tinh bột. Ngoài ra còn có các chất flavonoid thuộc nhóm isoflavonoid như: puerarin, daidzein, daidzin.

Tác dụng và công dụng:

Daidzein  là  chất  có  tác  dụng  estrogen  giống stilboestrol.

Nghiên cứu gần đây cho thấy các trường hợp bị bệnh mạch vành nếu cho uống thêm Cát căn hoặc tiêm puerarin thì bệnh nhân giảm nhẹ cơn đau. Thuốc làm giãn động mạch vành, hạ huyết áp, tiêu hao oxy của cơ tim giảm, năng lực của cơ tim nâng cao.

Theo y học cổ truyền, Cát căn là một vị thuốc chữa sốt, nhức đầu, khát nước, kiết lỵ, ban sởi. Cát căn đã được ghi vào Dược điển Việt Nam. Tinh bột Sắn dây pha với nước sôi để nguội, thêm đường uống để giải khát.

Ngoài ra, y học cổ truyền còn dùng hoa dây Sắn dây với tên Cát hoa để làm thuốc giã rượu.

1.2. Ý dĩ

Semen Coicis

Dược liệu là hạt của quả chín đã phơi hay sấy khô của cây Ý dĩ còn gọi là Bo bo (Coix lachryma-jobi L.), họ Lúa (Poaceae).

Đặc điểm thực vật, phân bố

Cây thảo sống hàng năm, cao chừng 1 – 1,5 m. Thân nhẵn bóng có vạch dọc. Thân có phân nhánh, các mấu phía dưới có thể mọc rễ phụ, cây mọc thành bụi. Lá hình mác dài 10 – 40cm, rộng 1,5 – 3 cm, gân dọc nổi rõ, gân giữa to. Hoa đơn tính cùng gốc, mọc ở kẽ lá thành bông, hoa đực mọc phía trên, hoa cái phía dưới. Hoa đực có 3 nhị. Quả có mày cứng bao bọc. Cây mọc hoang ở nơi ẩm mát, có trồng ở nhiều nơi như Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Dương và vùng Tây Nguyên.

Thành phần hóa học

Ngoài tinh bột là thành phần cơ bản, các nhà nghiên cứu còn phân lập 2 chất có hoạt tính chống ung thư từ hạt:

  • Coixenolid đem khử thì cho tetrahydro coixenolidChất này có tác dụng chống ung thư.
  • α-Monolinolein được chiết từ hạt bằng methanol.

Trong hạt còn có 3 glycan: coixan A, B và C có tác dụng hạ đường huyết.

Benzoxazolon có trong lá và rễ là chất có tác dụng chống viêm do ức chế sự phóng histamin.

Công dụng

Trong y học cổ truyền hạt Ý dĩ được dùng làm thuốc giúp tiêu hóa, chữa tiêu chảy do chức phận tiêu hóa kém, viêm ruột, lỵ, làm thuốc thông tiểu trong trường hợp phù, tiểu tiện ít. Ngoài ra còn dùng để chữa viêm khớp, làm thuốc bồi dưỡng cơ thể.

Ngày dùng 10 – 30 g, dạng thuốc sắc hoặc tán thành bột làm hoàn tán với các vị thuốc khác.

1.3. Hoài sơn

Tuber Dioscoreae persimilis

Dược liệu là rễ củ đã chế biến, phơi hay sấy khô của cây Củ mài, còn gọi là Hoài sơn (Dioscorea persimilis Prain et Burkill), họ Củ nâu (Dioscoreaceae).

Đặc điểm thực vật và phân bố:

 Dây leo quấn sang phải. Thân rễ phình thành củ ăn sâu xuống đất khó đào, củ hình chày dài có khi đến 1m có nhiều rễ con, mặt ngoài màu xám nâu bên trong có bột màu trắng. Phần trên mặt đất, ở kẽ lá thỉnh thoảng có những củ con nhỏ, những củ này có thể đem trồng được. Lá mọc đối hoặc có khi mọc so le. Lá đơn, nhẵn, hình tim đầu nhọn, có 5 – 7 gân chính. Hoa mọc thành bông, trục bông khúc khuỷu mang nhiều hoa. Hoa đực hoa cái khác gốc. Bao hoa 6, dài bằng nhau, nhị 6, hoa cái mọc thành bông. Quả nang có 3 cánh. Cây mọc hoang ở rừng, nhân dân ta vẫn đào lấy củ ăn.

Hiện nay được trồng ở nhiều nơi, nhân giống bằng củ, thu hoạch từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Thành phần hóa học:

Hiện nay mới biết thành phần chủ yếu là tinh bột, chất nhầy

Công dụng:

Trong y học cổ truyền dùng làm thuốc bổ Tỳ và bổ thận, dùng chữa tiểu đêm, di tinh, mồ hôi trộm, chóng mặt, hoa mắt, đau lưng, chữa lỵ mạn tính, tiểu đường.

1.4. Sen

Nelumbo

Các dược liệu bao gồm nhiều bộ phận của cây Sen (Nelumbo nucifera Gaernt), họ Sen (Nelumbonaceae).

Đặc điểm thực vật và phân bố

        Cây được trồng ở nước ta trong các ao đầm. Thân rễ hình trụ mọc trong bùn gọi là ngó sen, dùng làm thực phẩm. Lá mọc lên khỏi mặt nước, cuống lá dài có gai nhỏ. Phiến lá hình đĩa to, đường kính 40 – 70cm, có gân tỏa tròn. Hoa to, gồm rất nhiều cánh hoa màu trắng hoặc tím hồng, đều, lưỡng tính, nhiều nhị, bao phấn 2 ô mở bởi kẽ nứt dọc, trung đới mọc dài ra thành một phần trụ màu trắng gọi là hạt gạo, phần này có hương thơm dùng để ướp chè. Lá noãn nhiều và rời nhau đựng trong một đế hoa loe hình nón ngược. Vòi ngắn, núm nhụy chỉ nhô lên khỏi đế hoa. Mỗi lá noãn sinh ra một quả, trong đựng một hạt, hạt không có nội nhũ. Hai lá mầm nạc dày bao bọc bởi một màng mỏng. Chồi mầm (tâm Sen) mang 4 lá non gập vào trong, có diệp lục.

Bộ phận dùng và chế biến:

Sen có nhiều bộ phận dùng được dùng làm thuốc, bao gồm:

  • Hạt Sen (Semen Nelumbinis), là hạt còn màng lụa hồng bên ngoài, phơi khô, còn gọi là Liên nhục.
  • Quả Sen (Fructus Nelumbinis), là quả già phơi khô, còn gọi là Liên thạch.
  • Tâm Sen (Embryo Nelumbinis), là chồi mầm phơi khô, còn gọi là Liên tâm.
  • Tua Sen (Stamen Nelumbinis), là nhị hoa, còn gọi là Liên tu.
  • Lá Sen (Folium Nelumbinis), là lá bánh tẻ bỏ cuống hái vào mùa hè và mùa thu, phơi khô, còn gọi là Liên diệp.

Ngoài ra, người ta còn dùng gương Sen tức là đế hoa gọi là liên phòng, ngó Sen là thân rễ Sen gọi là Liên ngẫu.

Dược điển Việt Nam IV ghi 3 dược liệu là tâm Sen, lá Sen và hạt Sen.

Thành phần hóa học:

– Hạt: thành phần chính là tinh bột.

  • –                   Lá: chứa nhiều alcaloid. Alcaloid chính là nuciferin. Ngoài ra còn có flavonoid.
  • Tâm sen: có các alcaloid, các hợp chất flavonoid.
  • Gương sen: có quercetin.
  • Tua nhị: có tinh dầu.
  • Ngó sen: có vitamin C, A, tinh bột, tannin.

Công dụng:

Hạt Sen thường dùng để nấu chè ăn hoặc làm mứt. Trong y học dân tộc cổ truyền hạt Sen được dùng làm thuốc bổ tỳ, thuốc chữa thần kinh suy nhược, mất ngủ, di tinh, đi tiêu lỏng. Ngày dùng 30 g.

Tâm Sen là thuốc an thần, chữa mất ngủ. Ngày dùng 5g pha trà để uống.

Lá Sen cũng có tác dụng như tâm Sen, ngoài ra còn dùng làm thuốc cầm máu. Ngày dùng 20g.

Gương Sen và tua Sen cũng dùng làm thuốc cầm máu, chữa di mộng tinh.

2. Dược liệu chứa gôm, chất nhầy

2.1. Gôm arabic

Gummi Arabicum

Gôm arabic là chất tiết ra và để khô từ thân và cành của cây Acacia verek Guill et Perr. (= Acacia senegal (L.) Willd.), họ Đậu (Fabaceae)

Đặc điểm thực vật và phân bố;

Thuộc loại cây nhỡ cao 4 – 5 m có gai ngắn và cong Lá kép 2 lần lông chim, cụm hoa mọc ở nách lá, tràng hoa màu trắng, quả loại đậu thẳng, dẹt, hơi thắt ở khoảng giữa các hạt.

Mô tả dược liệu:

Dạng cục tròn không đều, rắn, đường kính trung bình khoảng 2 – 3 cm màu vàng hay màu nâu, khi nhô thì có thể đập vỡ được như thủy tinh, mặt vỡ nhẵn bóng Các cục nguyên thường có một khoảng rỗng ở giữa do quá trình khô tạo ra. Gôm tan trong nước tạo thành dung dịch keo, dính và có độ quay cực.

Thành phần hóa học:

Thành phần hóa học chính là polysaccharide thuộc nhóm acid có acid uronic. Ngoài ra trong gôm còn có 3 – 4 % chất vô cơ (Ca, Mg, K) các enzym như oxydase, emulsin.

Thành phần hóa học chính là polysaccharide thuộc nhóm acid có acid uronic. Ngoài ra trong gôm còn có 3 – 4 % chất vô cơ (Ca, Mg, K) các enzym như oxydase, emulsin.

Công dụng:

  • Trong bào chế, gôm arabic được dùng: + Bào chế các nhũ dịch và hỗn dịch.
  • +                   Làm chất dính, chất làm rã trong viên nén (vì có khả năng nở ra trong nước).
  • Bao viên, để cho các chất bao dính vào viên.
  • Bào chế các thuốc phiến, viên tròn, potio, một số kem bôi da.
  • Gôm arabic làm dịu tại chỗ nơi bị viêm như viêm họng, viêm dạ dày.
  • Gôm arabic còn được dùng trong kỹ nghệ thực phẩm, keo dán.

2.2. Gôm adragant

Gummi Tragacanthae

Gôm adragant thu được từ một số cây thuộc chi Astragalus, phân họ Đậu (Faboideae), họ Đậu (Fabaceae) (chi này có đến 1000 loài). Loài chủ yếu cung cấp gôm này là cây Astragalus gummifer Labill. Các loài khác như A. verus

Oliver và A. platycladus Fr. et Sint. cũng cho gôm. Đặc điểm thực vật và phân bố

Mô tả dược liệu: Cây Astragalus gummifer Labill. Là cây bụi nhỏ. Cây chậm lớn, chỉ tăng khoảng 1 cm chiều cao mỗi năm và đến năm thứ 60 – 75 cũng chỉ cao khoảng 1 m. Lá kép lông chim chẵn, có lá kèm nhọn. Khi lá chét rụng, các cuống lá kép còn lại tạo thành những gai nhọn Hoa hình bướm màu vàng nhạt mọc thành chùm ở nách những lá phía dưới. Quả loại đậu, có lông, chỉ chứa 1 hạt, không mở. Các loài Astragalus thường được mọc ở độ cao từ 1000 – 3000 m.

Tùy theo dụng cụ rạch mà gôm có hình dạng khác nhau, thường là những phiến cong có vân đồng tâm dài có thể đến 5 – 6 cm, rộng 2 cm. Gôm có màu trắng nhờ, đục như sừng. Khác với gôm arabic, gôm adragant nở ra trong nước và chỉ tan một phần.

Thành phần hóa học:

Thành phần polysaccharide là chính, polysaccharide này lại chia làm 2 loại:

-Acid tragacanthic còn gọi là tragacanthin là thành phần tan trong nước chiếm khoảng 10%, ở dạng muối Ca, K và Mg trong cây. Polysaccharide này cấu tạo có một mạch chính là các α-D-galacturonic theo dây nối (1→4) đôi khi có L-rhamnose xen vào, còn mạch nhánh nối ở C3 gồm có D-xylose, 2-O–α-galactopyranosyl-D-xylopyranose và 2-O–α-D-galactopyranosyl -D-xylopyranose.

  • Arabinogalactan hay còn gọi là bassorin chiếm 60 – 70%, là một polysaccharide trung tính, không tan trong nước mà chỉ nở ra tạo thành thể keo, phân tử phân nhánh nhiều, gồm mạch chính là các D-galactose nối theo dây nối (1→6) và (1→2), mạch nhánh là các L-arabinose nối theo dây nối (1→2), (2→3), (1→5)

Khác với gôm arabic trong thành phần gôm adragant có tinh bột và không có oxydase. Các chất vô cơ chiếm 3 – 4%.

Công dụng:

Là chất nhũ hóa tốt hơn gôm arabic, ngoài ra còn dùng làm tá dược dính trong các dạng thuốc viên, chất làm dịu khi đau họng.

2.3. Sâm bố chính

Radix Abelmoschi sagittifolii

Dược liệu là rễ củ đã phơi hay sấy khô của cây Sâm bố chính hay còn gọi là Bố chính sâm, Thổ hào sâm, Nhân sâm Phú Yên (Abelmoschus sagittifolius (Kurz) Merr.), họ Bông (Malvaceae).

Đặc điểm thực vật và phân bố:

Cây thảo, cao 0,5 – 1m, sống nhiều năm, mọc đứng yếu ớt. Thân có lông. Lá mọc so le, phiến lá thường chia thành 5 thùy, thùy giữa dài và nhọn, gân lá hình chân vịt, gần mặt trên gần cuống có màu tía. Lá kèm hình sợi. Hoa mọc riêng lẻ ở kẽ lá, 5 cánh màu hồng, đài phụ gồm 7 – 10 bộ phận, đài hoa sớm rụng, nhiều nhị dính liền nhau thành một ống, bầu có lông, vòi có 5 núm nhụy. Quả hình trứng nhọn, mặt ngoài có lông. Hạt hình thận màu nâu. Sâm bố chính được trồng ở nhiều nơi nước ta, gieo hạt vào tháng 2 – 3, cây ưa ánh sáng. Cần phân biệt Sâm báo, mọc ở núi Tam Báo (Thanh Hóa) có hoa màu vàng, cây nhỏ hơn.

Thành phần hóa học:

Chất nhầy khoảng 40%, nhiều tinh bột.

Công dụng:   

      Ở nước ta nhân dân đã dùng Sâm bố chính để dùng thuốc bổ và chữa ho. Ngày dùng 16 – 20 g hoặc có thể đến 40 g.

2.4. Mã đề

Semen et Folium Plantaginis

Dược liệu là hạt và lá của cây Mã đề (Plantago major L.), họ Mã đề (Plantaginaceae).

Đặc điểm thực vật và phân bố:

Cây thuộc loài thảo, sống dai, thân rất ngắn. Lá mọc ở gốc thành hoa thị, có cuống dài và rộng. Phiến lá nguyên hình trứng dài 12cm rộng 8cm, có 5 – 7 gân chính hình cung chạy dọc theo phiến rồi đồng quy ở gốc và ngọn phiến lá. Hoa mọc thành bông có cán dài, hướng thẳng đứng. Hoa đều lưỡng tính, 4 lá dài xếp chéo hơi dính nhau ở gốc. Tràng màu nâu, 4 thùy xen kẽ với các lá đài. Bốn nhị thò ra ngoài, chỉ nhị mảnh dài gấp tràng 2 lần. Bầu trên, 2 ô. Quả hộp, có 8 – 13 hạt. Vỏ ngoài của hạt hóa nhầy khi gặp nước.

Thành phần hóa học:

Thành phần hóa học chính của toàn cây là chất nhầy, hàm lượng trong lá có thể đến 20%, trong hạt có thể đến 40%. Hai chất iridoid đã được xác định là aucubosid và catalpol.

Ngoài ra còn có các thành phần khác như acid hữu cơ, carotenoid, vitamin K, C, một ít tannin, saponin.

Tác dụng và công dụng:

Những dẫn chất iridoid glycosid là thành phần có tác dụng kháng khuẩn của lá Mã đề. Lá đem hãm với nước sôi để nguội để rửa mắt khi viêm kết mạc, viêm mí mắt, hoặc làm nước súc miệng khi bị viêm họng.

Trong y học cổ truyền, lá dùng làm thuốc thông tiểu

Chữa những trường hợp bí tiểu tiện, tiểu tiện ra máu;

Ngoài ra còn dùng để chữa ho, chữa viêm loét đường dạ dày, ruột. Lá tươi giã nhỏ dùng đắp mụn nhọt, chỗ bị sâu bọ đốt.

Hạt Mã đề còn gọi là xa tiền tử, do có chất nhầy nên có tác dụng nhuận và tăng thể tích phân. Chất nhầy tạo thành một lớp bảo vệ niêm mạc ruột nên cũng dùng làm thuốc chống viêm trong bệnh viêm ruột, đau dạ dày và lỵ. Ngoài ra còn có tác dụng long đờm, lợi tiểu.

Previous Post

Những cây thuốc chứa glycosid tim

Tin bài liên quan

Những cây thuốc chứa glycosid tim
Chưa phân loại

Những cây thuốc chứa glycosid tim

10/05/2025
Những cây thuốc chứa alkaloid
Chưa phân loại

Những cây thuốc chứa alkaloid

10/05/2025
Những cây thuốc chứa saponin
Chưa phân loại

Những cây thuốc chứa saponin

09/05/2025
Những cây thuốc chứa mono và diterpenoid
Chưa phân loại

Những cây thuốc chứa mono và diterpenoid

09/05/2025
Những dược liệu chứa tanin
Chưa phân loại

Những dược liệu chứa tanin

09/05/2025
Kỉ niệm 50 năm ngày giải phóng hoàn toàn Việt Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025)
Chưa phân loại

Kỉ niệm 50 năm ngày giải phóng hoàn toàn Việt Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025)

26/04/2025
  • Trending
  • Comments
  • Latest
Nói chuyện chuyên đề “Cách mạng tháng tám – mốc son thời đại”

Tiêu chuẩn xét chọn danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” và “Tập thể Sinh viên 5 tốt”

13/09/2023
Trường Cao đẳng Y tế Bắc Ninh chào đón các tân sinh viên nhập học đợt 2 – 2023

Danh sách và Lịch nhập học lớp CĐ Điều dưỡng, Dược, Kỹ thuật phục hồi chức năng, Y học cổ truyền, Y sỹ đa khoa năm 2024

06/08/2024
Tuyển sinh Cao đẳng và Trung cấp năm 2024

Tuyển sinh Cao đẳng và Trung cấp năm 2024

05/02/2024
Học cao đẳng dược xong thì có liên thông được ngay không?

Học cao đẳng dược xong thì có liên thông được ngay không?

13/06/2023
GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH DƯỢC

GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH DƯỢC

Chương trình đào tạo ngành Điều dưỡng

Chương trình đào tạo ngành Điều dưỡng

Thủ khoa tuyển sinh đầu vào 2022

Khuyến học, khuyến tài – Hoạt động quan trọng để phát triển Nhà trường

Tích cực truyền thông An toàn giao thông với sinh viên trường Cao đẳng Y tế Bắc Ninh – Hưởng ứng xây dựng “Tỉnh an toàn giao thông”

Tích cực truyền thông An toàn giao thông với sinh viên trường Cao đẳng Y tế Bắc Ninh – Hưởng ứng xây dựng “Tỉnh an toàn giao thông”

Những cây thuốc chứa carbohydrat

Những cây thuốc chứa carbohydrat

10/05/2025
Những cây thuốc chứa glycosid tim

Những cây thuốc chứa glycosid tim

10/05/2025
Những cây thuốc chứa alkaloid

Những cây thuốc chứa alkaloid

10/05/2025
Những cây thuốc chứa saponin

Những cây thuốc chứa saponin

09/05/2025

Recent News

Những cây thuốc chứa carbohydrat

Những cây thuốc chứa carbohydrat

10/05/2025
Những cây thuốc chứa glycosid tim

Những cây thuốc chứa glycosid tim

10/05/2025
Những cây thuốc chứa alkaloid

Những cây thuốc chứa alkaloid

10/05/2025
Những cây thuốc chứa saponin

Những cây thuốc chứa saponin

09/05/2025

Tìm kiếm tài liệu, văn bản

Browse by Category

  • Banner Trang Chủ
  • Chưa phân loại
  • Chương trình đào tạo
  • Giới thiệu
  • Hệ thống Elearning
  • Hợp Tác Quốc Tế
  • Kế hoạch đào tạo
  • Khảo thí – Bảo đảm chất lượng
  • Nghiên Cứu Khoa Học
  • Quy định về Nghiên Cứu Khoa Học
  • Sinh Viên
  • Thông Báo Sinh Viên
  • Thông Tin Đào Tạo
  • Thông Tin Tuyển Dụng
  • Thông Tin Tuyển Sinh
  • Thư Viện Ảnh
  • Tin Giáo Dục
  • Tin Nhà Trường
  • Tin Tức – Sự Kiện
  • Tin Y Tế
  • Tuyển Dụng – Hợp Tác Quốc Tế
  • Văn Bản Sinh Viên
  • Y Học Thường Thức

Recent News

Những cây thuốc chứa carbohydrat

Những cây thuốc chứa carbohydrat

10/05/2025
Những cây thuốc chứa glycosid tim

Những cây thuốc chứa glycosid tim

10/05/2025
  • Cổng thông tin tuyển sinh Trực tuyến
  • Hệ thống Elearning
  • Thư viện
  • Liên hệ
  • Lễ hội, sự kiện, du lịch Việt Nam

© 1999 - 2025 Trường Cao đẳng Y tế Bắc Ninh

No Result
View All Result
  •  
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
      • Lịch sử hình thành và phát triển
      • Sứ mạng, tầm nhìn
      • Mục tiêu bảo đảm chất lượng
    • Sơ đồ tổ chức
    • Hệ thống tổ chức bộ máy nhà trường
      • Tổ chức Đảng, Đoàn thể
      • Hội đồng trường
      • Ban Giám Hiệu
      • Các khoa phòng
  • Tuyển Sinh
    • Thông báo Tuyển Sinh
    • Cổng thông tin tuyển sinh trực tuyến
    • Cao đẳng
      • Điều dưỡng
      • Dược
      • Y Sỹ Đa Khoa
      • Y Học Cổ Truyền
      • Kỹ Thuật Phục Hồi Chức Năng
      • Hộ Sinh
    • Trung cấp
      • Y sỹ đa khoa
      • Y học cổ truyền
    • Đào Tạo khác
      • Cập nhật kiến thức chuyên môn về Dược
      • Sử dụng thuốc hợp lý an toàn
      • Huấn luyện về sơ cứu tại cơ sở lao động
      • Cấp cứu cơ bản (cho Cán bộ y tế)
      • Kiểm soát nhiễm khuẩn và một số kỹ thuật điều dưỡng an toàn
      • Phòng chống lây nhiễm qua đường máu và dịch sinh học
  • Tin Tức – Sự Kiện
    • Tin Nhà Trường
    • Tin Giáo Dục
    • Tin Y Tế
    • Y Học Thường Thức
    • Kỷ Niệm 20 Năm
  • Đào Tạo
    • Chương trình đào tạo
      • Cao đẳng
      • Trung Cấp
    • Kế hoạch đào tạo
      • Cao đẳng
      • Trung cấp
    • Nghiên Cứu Khoa Học
      • Quy định
      • Sản phẩm/Kết quả
  • Khảo thí – BĐCL
  • Tuyển Dụng – HTQT
    • Thông Tin Tuyển Dụng
    • Hợp Tác Quốc Tế
  • Sinh Viên
    • Thông Báo
    • Hệ thống Elearning
    • Văn Bản Sinh Viên
  • Văn Bản
  • Thư Viện Điện Tử
    • Thư Viện Điện Tử
    • Điều Dưỡng
    • Dược
  • Login

© 1999 - 2025 Trường Cao đẳng Y tế Bắc Ninh

Welcome Back!

Sign In with Google
OR

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In