• Cổng thông tin tuyển sinh Trực tuyến
  • Hệ thống Elearning
  • Thư viện
  • Liên hệ
  • Lễ hội, sự kiện, du lịch Việt Nam
29 °c
Bắc Ninh
29 ° T7
28 ° CN
28 ° T2
27 ° T3
Thứ Bảy, 10 Tháng Năm, 2025
  • Login
Trường Cao Đẳng Y Tế Bắc Ninh
No Result
View All Result
  •  
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
      • Lịch sử hình thành và phát triển
      • Sứ mạng, tầm nhìn
      • Mục tiêu bảo đảm chất lượng
    • Sơ đồ tổ chức
    • Hệ thống tổ chức bộ máy nhà trường
      • Tổ chức Đảng, Đoàn thể
        • Chi bộ Đảng
        • Công đoàn
        • Đoàn thanh niên
      • Hội đồng trường
      • Ban Giám Hiệu
      • Các khoa phòng
        • Phòng QLĐT-NCKH
        • Phòng TC-HTQT-QLSV
        • Phòng TC-HC-QT
        • Khoa Y
        • Khoa ĐD-KTYH
        • Khoa Dược
        • Khoa KHCB
  • Tuyển Sinh
    • Thông báo Tuyển Sinh
    • Cổng thông tin tuyển sinh trực tuyến
    • Cao đẳng
      • Điều dưỡng
      • Dược
      • Y Sỹ Đa Khoa
      • Y Học Cổ Truyền
      • Kỹ Thuật Phục Hồi Chức Năng
      • Hộ Sinh
    • Trung cấp
      • Y sỹ đa khoa
      • Y học cổ truyền
    • Đào Tạo khác
      • Cập nhật kiến thức chuyên môn về Dược
      • Sử dụng thuốc hợp lý an toàn
      • Huấn luyện về sơ cứu tại cơ sở lao động
      • Cấp cứu cơ bản (cho Cán bộ y tế)
      • Kiểm soát nhiễm khuẩn và một số kỹ thuật điều dưỡng an toàn
      • Phòng chống lây nhiễm qua đường máu và dịch sinh học
  • Tin Tức – Sự Kiện
    • Tin Nhà Trường
    • Tin Giáo Dục
    • Tin Y Tế
    • Y Học Thường Thức
    • Kỷ Niệm 20 Năm
  • Đào Tạo
    • Chương trình đào tạo
      • Cao đẳng
        • Điều dưỡng
        • Dược
        • Hộ sinh
        • Kỹ Thuật Phục Hồi Chức Năng
        • Y Sỹ Đa Khoa
        • Y Học Cổ Truyền
      • Trung Cấp
        • Y sỹ đa khoa
        • Y học cổ truyền
    • Kế hoạch đào tạo
      • Cao đẳng
        • Điều dưỡng
        • Dược
        • Hộ Sinh
        • Kỹ Thuật Phục Hồi Chức Năng
        • Y Học Cổ Truyền
        • Y Sỹ Đa Khoa
      • Trung cấp
        • Y sỹ đa khoa
        • Y học cổ truyền
    • Nghiên Cứu Khoa Học
      • Quy định
      • Sản phẩm/Kết quả
  • Khảo thí – BĐCL
  • Tuyển Dụng – HTQT
    • Thông Tin Tuyển Dụng
    • Hợp Tác Quốc Tế
  • Sinh Viên
    • Thông Báo
    • Hệ thống Elearning
    • Văn Bản Sinh Viên
  • Văn Bản
  • Thư Viện Điện Tử
    • Thư Viện Điện Tử
    • Điều Dưỡng
    • Dược
  •  
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
      • Lịch sử hình thành và phát triển
      • Sứ mạng, tầm nhìn
      • Mục tiêu bảo đảm chất lượng
    • Sơ đồ tổ chức
    • Hệ thống tổ chức bộ máy nhà trường
      • Tổ chức Đảng, Đoàn thể
        • Chi bộ Đảng
        • Công đoàn
        • Đoàn thanh niên
      • Hội đồng trường
      • Ban Giám Hiệu
      • Các khoa phòng
        • Phòng QLĐT-NCKH
        • Phòng TC-HTQT-QLSV
        • Phòng TC-HC-QT
        • Khoa Y
        • Khoa ĐD-KTYH
        • Khoa Dược
        • Khoa KHCB
  • Tuyển Sinh
    • Thông báo Tuyển Sinh
    • Cổng thông tin tuyển sinh trực tuyến
    • Cao đẳng
      • Điều dưỡng
      • Dược
      • Y Sỹ Đa Khoa
      • Y Học Cổ Truyền
      • Kỹ Thuật Phục Hồi Chức Năng
      • Hộ Sinh
    • Trung cấp
      • Y sỹ đa khoa
      • Y học cổ truyền
    • Đào Tạo khác
      • Cập nhật kiến thức chuyên môn về Dược
      • Sử dụng thuốc hợp lý an toàn
      • Huấn luyện về sơ cứu tại cơ sở lao động
      • Cấp cứu cơ bản (cho Cán bộ y tế)
      • Kiểm soát nhiễm khuẩn và một số kỹ thuật điều dưỡng an toàn
      • Phòng chống lây nhiễm qua đường máu và dịch sinh học
  • Tin Tức – Sự Kiện
    • Tin Nhà Trường
    • Tin Giáo Dục
    • Tin Y Tế
    • Y Học Thường Thức
    • Kỷ Niệm 20 Năm
  • Đào Tạo
    • Chương trình đào tạo
      • Cao đẳng
        • Điều dưỡng
        • Dược
        • Hộ sinh
        • Kỹ Thuật Phục Hồi Chức Năng
        • Y Sỹ Đa Khoa
        • Y Học Cổ Truyền
      • Trung Cấp
        • Y sỹ đa khoa
        • Y học cổ truyền
    • Kế hoạch đào tạo
      • Cao đẳng
        • Điều dưỡng
        • Dược
        • Hộ Sinh
        • Kỹ Thuật Phục Hồi Chức Năng
        • Y Học Cổ Truyền
        • Y Sỹ Đa Khoa
      • Trung cấp
        • Y sỹ đa khoa
        • Y học cổ truyền
    • Nghiên Cứu Khoa Học
      • Quy định
      • Sản phẩm/Kết quả
  • Khảo thí – BĐCL
  • Tuyển Dụng – HTQT
    • Thông Tin Tuyển Dụng
    • Hợp Tác Quốc Tế
  • Sinh Viên
    • Thông Báo
    • Hệ thống Elearning
    • Văn Bản Sinh Viên
  • Văn Bản
  • Thư Viện Điện Tử
    • Thư Viện Điện Tử
    • Điều Dưỡng
    • Dược
No Result
View All Result
Trường Cao Đẳng Y Tế Bắc Ninh

Những cây thuốc chứa alkaloid

10/05/2025
in Chưa phân loại
A A

Đã từ lâu các nhà khoa học đã tìm thấy trong cây các hợp chất tự nhiên thường là những acid hoặc những chất trung tính. Đến năm 1819, Dược sỹ Wilhelm Meissner là người đầu tiên đưa ra khái niệm alcaloid và có định nghĩa alcaloid là những hợp chất hữu cơ, có chứa nitơ, có phản ứng kiềm và được lấy từ thực vật. Sau này người ta đã tìm thấy alcaloid không những có trong thực vật mà còn có trong động vật như Bufotenin, Serotonin… là những chất độc lấy từ loài cóc. Ngoài tính kiềm, alcaloid còn có những đặc tính khác như hoạt tính sinh học mạnh, có tác dụng với một số thuốc thử gọi là thuốc thử chung của alcaloid. Trên cơ sở đó Pôlônôpski định nghĩa: “alcaloid là những hợp chất hữu cơ chứa nitơ, đa số có nhân dị vòng, có phản ứng kiềm thường gặp trong thực vật, đôi khi có trong động vật, thường có dược lực tính mạnh và cho những phản ứng hoá học với một số thuốc thử gọi là thuốc thử chung của alcaloid”. Tuy vậy cũng có một số chất được xếp vào alcaloid nhưng nitơ không ở dị vòng mà ở mạch nhánh như ephedrin trong cây ma hoàng, capsaicin trong quả ớt…. Một số alcaloid không có phản ứng kiềm như colchicin trong hạt cây tỏi độc, ricinin lấy từ hạt thầu dầu và có alcaloid có phản ứng acid yếu như arecaidin trong hạt cau….

Sau đây là một số cây thuốc chứa alcaloid:

1. Bình vôi

Bình vôi là tên gọi của nhiều loài dây leo có rễ củ thuộc chi Stephania, họ Tiết dê Menispermaceae.

Tên khác: Bình vôi còn gọi là củ một, củ mối tròn, dây mối trơn, củ gà ấp…

Chi Stephania có khoảng trên 45 loài, một số loài đã công bố ở Việt Nam

* Đặc điểm thực vật

Loài Stephania glabra (Roxb) Meirs.

Là loại thân leo phát triển từ củ, hình tròn, thường nằm ở khe đá, có củ có các nốt sần, đôi khi có rãnh nhỏ ngang dọc. Nhựa từ thân và lá không mang màu.Text Box: Hình 6.16. Cây Bình vôi

Lá đơn, mọc so le, mép lá không có lông, cuống lá dài 6-25cm, gốc hơi phình lên và cong, phiến lá hình tim, ngọn lá hơi nhọn thuôn mặt dưới xanh lợt, có 9-11 gân xếp toả tròn do cuống lá dính vào 1/3 phiến lá tính từ gốc lá.

Cụm hoa đực dạng tán kép, cuống cụm hoa dài 3 – 12cm, mỗi cuống cụm hoa gồm nhiều tán, mỗi tán lại có nhiều tán cấp II, mỗi cuống tán cấp II mang 4 tán cấp III, kết thúc gồm 3 hoa với cuống của mỗi hoa rất ngắn, hoa đực gồm 6 đài rời xếp thành 3 vòng kích thước gần như bằng nhau, đài hình trứng hẹp. Ba cánh hoa hình trứng màu xanh, khi còn trong nụ và chuyển nâu vàng khi hoa nở. Bộ nhị hàn liền thành 1 trụ với 6 bao phấn màu vàng nhạt xếp thành vòng tròn. Khi hoa nở các bao phấn mở nắp ngang ra xung quanh, hạt phấn nhỏ màu vàng.

Cụm hoa cái dạng xim, tán, cuống các bông hoa ngắn xếp xít nhau thành dạng đầu nối đầu gồm 20 -7 0 bông (sau cho 20 – 70 quả). Hoa cái bất đối xứng, mỗi hoa có 1 lá đài hình elip, hai cánh hoa gần như tròn, 1 đài và 2 cánh hoa xếp lệch về 1 phía của hoa. Bầu hình trứng núm nhuỵ chia 4 – 5 thuỳ dạng gai nhỏ hầu như không có vòi nhuỵ.

Quả hạch hình trứng ngược, vỏ quả ngoài nhẵn lúc non màu xanh, chuyển sang màu vàng rồi đỏ sẫm khi chín. Hạt hình trứng ngược, cụt một đầu vỏ hạch cứng, chia nhiều vạch (17 – 20 vạch). Giá noãn có lỗ thủng ở giữa.

Mùa hoa tháng 2 – 4, mùa quả tháng 5 – 6.

Ngoài ra còn một số loài khác cũng có mọc ở nước ta.

* Phân bố, trồng hái và chế biến

Các loài bình vôi ở nước ta phân bố khá rộng trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam thường gặp ở các vùng núi đá vôi, một số thường chỉ mọc ở các vùng núi đất và biển. Hiện nay ta đang thu hái củ bình vôi từ nguồn mọc hoang, khi thu về đem cạo sạch vỏ nâu đen, thái lát mỏng đem phơi hoặc sấy khô, hoặc đem chiết lấy L-Tetrahydro palmatin.

Có thể trồng cây bằng hạt, thu hái quả chín, lấy hạt đem gieo, ngoài ươm cây giống bằng hạt, có thể lấy các đoạn thân cây hoặc cắt phần đầu của củ đem trồng.

* Bộ phận dùng và thành phần hoá học

Bộ phận dùng: củ (Tuber Stephaniae) đã cạo sạch vỏ nâu đen.

– Trong củ bình vôi có alcaloid, các loài bình vôi ở nước ta đang khai thác có hàm lượng alcaloid tuỳ theo loài và vùng khai thác. Alcaloid chính là: L-Tetrahydro palmatin (=Rotundin). Có rất nhiều tài liệu và các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu và cho kết quả cụ thể (tham khảo thêm tài liệu).

Ngoài ra còn có một số alcaloid khác và một số chất khác như tinh bột đường và acid hữu cơ.

– Chiết xuất Rotundin

Chiết xuất rotundin thô từ củ tươi: Xát nhỏ củ bình vôi đã gọt bỏ vỏ ngoài, gói vào vải gạc rồi đem ép, lấy nước. Thêm nước vào bã cho xâm xấp rồi lại ép làm như vậy 3 – 4 lần cho đến hết vị đắng hoặc không cho tủa với thuốc thử Mayer thì thôi. Tập trung các nước ép lại (nếu còn bã thì lọc qua bông cho trong), dùng nước vôi trong để kiềm hoá đến pH 9 – 10, Rotudin thô sẽ tủa xuống gạn bỏ nước trong ở trên, lọc lấy tủa rửa lại tủa bằng nước máy, lấy tủa đem hong gió rồi sấy nhẹ đến thật khô.

Tinh chế: chiết rotudin thô bằng cồn 900, trong bình zaixenko hay sochlet trong khoảng 2 giờ (cho đến hết phản ứng acid). Acid hoá dịch chiết bằng HCl đặc tới pH = 4, để nguội hay cho vào tủ lạnh. Rotudin hydroclorid tủa xuống, kết tinh lại 1 – 2 lần, lọc lấy tinh thể, rửa bằng 1 – 2ml ether, sấy nhẹ cho khô.

Trong công nghiệp người ta có thể chiết rotudin thì nhiều lần với dầu hoả nóng bằng cách ngâm túi vải chứa bột rotudin thô vào dầu hoả nóng đựng trong bình có 2 vỏ, dầu hoá được đun nóng bằng hơi nước nóng chạy trong 2 lần vỏ của bình tiếp đó tháo dầu hoả nóng vào bình khác rồi cho dung dịch acid loãng vào để tạo muối alcaloid sau cho kết tinh lại được rotudin tinh khiết (hiện nay người ta thường chiết rotudin bằng cồn 900).

* Tác dụng dược lý

L-Tetrahydro palmatin có tác dụng an thần gây ngủ, hạ nhiệt hạ huyết áp kéo dài thời gian ngủ của các thuốc ngủ barbituric trên súc vật thí nghiệm. Liều cao có tác dụng chống co giật do corasol, strychnin và sốc điện gây nên.

Roemerin (alcaloid trong củ bình vôi) có tác dụng gây tê niêm mạc và phong bế đối với tim.

Đối với hệ thần kinh trung ương: liều thấp roemerin có tác dụng an thần gây ngủ, liều cao kích thích gây co giật dẫn đến tử vong.

Roemerin còn có tác dụng giãn mạch hạ huyết áp.

Cepharanthin: theo các nhà khoa học của Nhật có tác dụng giãn mạch nhẹ trên những mạch vi tuần hoàn, có tác dụng tăng cường sinh sản kháng thể, nên có tác dụng rõ rệt đối với bệnh giảm bạch cầu do bệnh nhân bị bom nguyên tử, do chiếu tia phóng xạ, do dùng thuốc chữa ung thư, sự biến động số lượng hồng cầu hoặc sắc tố máu hầu như không có thay đổi khi dùng cepharathin, dùng cepharanthin chưa thấy tác dụng phụ xuất hiện.

* Công dụng và liều dùng

Bình vôi đã được dùng từ lâu theo kinh nghiệm dân gian, bình vôi thái lát phơi khô chữa mất ngủ, ho, hen, sốt, lỵ, đau bụng. Ngày uống 3 – 6g dạng thuốc sắc, có thể tán bột ngâm rượu 400 với tỷ lệ 1 phần bột 5 phần rượu, uống 5 – 15ml rượu/ngày.

Bình vôi chủ yếu dùng làm nguyên liệu chiết xuất lấy L-Tetrahydro palmatin hoặc cepharanthin tuỳ theo loài.

L-Tetrahydro palmatin (Rotudin) dùng làm thuốc trấn kinh, an thần dùng khi mất ngủ, trạng thái căng thẳng thần kinh, một số trường hợp rối loạn tâm thần.

Liều dùng 0,05g – 0,10g dưới dạng viên.

L-Tetrahydro palmatin hydroclorid hoặc sulfat mỗi viên 0,05g.

Trung Quốc ngoài dạng viên 30 – 60mg rotudin còn có dạng tiêm. Rodutin sulfat ống 2ml (60mg) làm thuốc giảm đau, an thần gây ngủ trong điều trị loét dạ dày hành tá tràng, đau dây thần kinh, mất ngủ lo âu, căng thẳng thần kinh, hen co thắt phế quản.

Liều dùng 60 – 120mg có thể dùng tới 480mg/ngày. Dùng làm thuốc giảm đau gây ngủ 30 – 90mg trước khi đi ngủ.

Cepharanthin ở Nhật dùng chữa lao phổi, lao da, chữa nhiễm độc do côn trùng hay động vật cắn (rắn độc, cá độc, sâu độc), tăng khả năng miễn dịch khi điều trị ung thư.

2. Hoàng đằng

Có hai loại hoàng đằng: Fibraurea recisa Pierre. và Fibraurea tincioria Lour.

Họ Tiết dê – Menispermaceae

* Đặc điểm thực vật

a. Cây Fibraurea recisa là loại dây leo to, thân rất cứng, hình trụ, lá mọc so le, cứng nhẵn; phiến lá hình 3 cạnh dài, phía dưới tròn, ba gân chính nổi rõ, cuống dài có 2 nốt phình lên 1 ở dưới 1 ở trên. Hoa mọc thành chuỳ 2 – 3 lần phân nhánh, dài 30 – 40 cm ở kẽ lá đã rụng, hoa vàng lục, đơn tính khác gốc. Hoa đực có 3 nhị tự do, chỉ nhị dài bằng bao phấn.

Quả hạch hình trái xoan, khi chín có màu vàng, chứa 1 hạt dày hơi dẹt. Mùa hoa, quả từ tháng 3 – 7.

b. Cây Fibraurea tincioria khác cây trên ở chỗ lá nhọn, cụm hoa ngắn hơn, chỉ phân nhánh 2 lần, hoa đơn tính khác gốc. Hoa đực có 6 nhị tự do, chỉ nhị dài hơn bao phấn. Quả hạch hình trái xoan khi chín màu vàng. Mùa quả tháng 5 – 7.

* Phân bố thu hái và chế biến

Mọc hoang khắp các vùng núi nước ta suốt từ Bắc đến Nam, có nhiều ở Nghệ An trở vào. Mùa thu hoạch gần như quanh năm. Thường lấy thân và rễ cắt đoạn ngắn 15  30cm, phơi hay sấy khô.

* Bộ phận dùng

Thân và rễ đoạn hình trụ thẳng hay cong queo dài 10 – 30 cm, đường kính 1 – 2 cm (có khi tới 10 cm). Text Box: Hình 6.22. Cây Hoàng đằng

Mặt ngoài màu vàng xám có nhiều vân dọc có sẹo của Mặt ngoài màu vàng xám có nhiều vân dọc có sẹo của cuống lá hay rễ con, chất cứng dai khó bẻ gẫy. Mặt cắt ngang màu vàng tươi, gồm 3 phần; vỏ mỏng, gỗ có nhiều tia toả thành hình nan hoa bánh xe, tuỷ hẹp vị đắng.

* Vi phẫu

– Thân: lớp bần dày, gồm tế bào hình chữ nhật

Mô mềm vỏ ít phát triển, cấu tạo tế bào thành mỏng, trong mô này có chứa các nhóm 2 – 3 tế bào cứng rải rác kèm theo nhiều tinh thể calcioxalat hình lập phương, hình chữ nhật hay hình thoi. Libe và gỗ xếp thành từng bó riêng biệt, đầu mỗi bó có 1 vòng mô cứng nối liền nhau thành 1 vòng lồi lõm. Tia tuỷ rộng. Mô mềm có một vài tế bào cứng.

– Rễ: Bần gồm tế bào hình chữ nhật. Tầng phát sinh ngoài có tế bào xếp đều đặn. Mô mềm vỏ cấu tạo bởi tế bào có thành mỏng. Vòng mô cứng gồm tế bào thành dày hoá gỗ có vân tăng trưởng do chứa nhiều tinh thể calcioxalat hình lăng trụ. Libe và gỗ chia thành 2 – 3 cánh quạt, mỗi cánh quạt lại bị tia tuỷ cắt thành 1 hình nhiều nhánh đặc sắc.

* Bột

Màu vàng tươi, vị rất đắng. Dưới đèn tử ngoại có huỳnh quang màu vàng tươi.

Soi kính hiển vi thấy: Tế bào cứng màu vàng, thành dày có ống trao đổi rõ, mảng mạch vạch hay mạch chấm, mảnh mô mềm có tế bào chứa tinh bột tinh thể calcioxalat hình khối lập phương, hình chữ nhật. Hạt tinh bột hình tròn, hình chuông hay trái xoan, đứng riêng lẻ hay chụm 2 – 3 hạt, đường kính 2 – 3 µm. Mảnh bần màu vàng nâu.

* Thành phần hoá học

Hoạt chất trong hoàng đằng là alcaloid trong đó alcaloid chính là palmatin (1-2%) ngoài ra còn có một ít Jatrorizin và columbamin

* Tác dụng dược lý

Palmatin hydroclorid có tác dụng ức chế với tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn với lỵ thương hàn không thấy có tác dụng rõ rệt. Tác dụng ức chế vi khuẩn của palmatin hydroclorid kém các loại kháng sinh thông thường.

* Công dụng, cách dùng liều dùng

Làm nguyên liệu chiết palmatin.

Dùng làm thuốc chữa đau mắt, sốt rét, lỵ, bệnh về gan, chữa viêm ruột, ỉa chảy và dùng làm thuốc bổ đắng. Ngày dùng 0,20 – 0,40g

Làm thuốc bổ đắng; dùng 4 – 12g dưới dạng thuốc sắc chữa viêm ruột, ỉa chảy, lỵ.

Palmatin clohydrat chiết từ hoàng đằng chữa ỉa chảy, lỵ dùng dưới dạng viên.

Người lớn uống 5 – 10 viên/ ngày (viên 0,02g) trẻ em dùng viên 0,005g tuỳ theo tuổi để uống.

1 tuổi uống 2 – 4 viên/ ngày.

2 tuổi uống 3 – 6 viên/ ngày.

4 tuổi uống 5 – 10 viên/ ngày.

Uống 2 – 3 lần trong ngày.

Có thể dùng palmatin để điều chế Tetrahydro-palmatin là chất có tác dụng an thần.

3. Cà độc dược

Datura metel L. họ Cà – Solanaceae

Tên khác: cà dược, cà diên, mạn đà la

* Đặc điểm thực vật

Cà độc dược là cây thuộc thảo, mọc hàng năm, cao 1 – 1,5m; toàn thân hầu như nhẵn, cành non và các bộ phận non có lông tơ ngắn.

Lá đơn mọc cách, ở gần ngọn mọc đối hay mọc vòng, phiến lá hình trứng dài 9 -16cm, rộng 4 – 9cm, gốc lá lệch, ngọn lá nhọn, mép lá ít khi nguyên thường lượn sóng hoặc hơi sẻ 3 – 4 răng cưa, mặt lá lúc non có nhiều lông sau rụng dần. Hoa to mọc riêng lẻ ở kẽ lá, cuống hoa dài 1 – 2cm, đài hoa hình ống có gân nổi lên rõ rệt, dài 5 – 8cm, rộng 1,5 – 2cm. Khi hoa héo một phần còn lại trưởng thành cùng quả giống như hình cái mâm. Tràng to hình phễu, có màu trắng hoặc tím.Text Box: Hình 6.10. Cây Cà độc dược

Quả hình cầu mặt ngoài có gai đường kính chừng 3cm, quả non màu xanh, khi già màu nâu, có nhiều hạt trứng Hình 19.2. Cà độc dược dẹt, dài 3 – 5mm, dày 1mm, cạnh có vân nổi.

Căn cứ vào màu sắc của hoa và thân cây người ta chia ra nhiều dạng cà độc dược. Nước ta có 3 dạng:

  • Dạng cây có hoa trắng thân xanh cành xanh (Datura metel L. forma alba).
  • Dạng cây có hoa đốm tím cành thân tím (Datura metel L. forma violacea).
  • Dạng cây lai 2 dạng trên.

* Phân bố, trồng hái

Cây mọc hoang và được trồng ở khắp Việt Nam, Campuchia, Lào, Ấn Độ, Trung Quốc… để làm cảnh và làm thuốc. Cây mọc ở nơi đất hoang ẩm, nhiều mùn. Nước ta có nhiều ở Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thanh Hoá, Nghệ An, Thái Bình, Ninh Thuận…

Thu hái lá lúc cây sắp ra hoa và đang ra hoa (từ tháng 5 – 6 đến hết tháng 9 – 10) hoa hái vào tháng 8 – 9 – 10.

Hạt lấy từ quả chín già ngả màu nâu.

* Bộ phận dùng, chế biến

Lá (Folium daturae metelis) phơi hay sấy khô (hay dùng nhất).

Hoa (Flos Daturae metelis) phơi hay sấy khô.

Hạt (Semen Daturae metelis) phơi hay sấy khô.

* Vi phẫu lá

Biểu bì có nhiều lông che chở lấm chấm như có cát, lông tiết ít hơn, có đầu đa bào, chân đơn bào.

Trong phiến lá phía trên có 2 hàng mô dậu, phía dưới là mô khuyết, lớp mô dày ở mặt trên và mặt dưới gân lá.

Bó libe gỗ hình cung ở giữa gân lá, libe bao quanh gỗ.

Tinh thể calcioxalat hình cầu gai rải rác trong thịt lá.

* Bột lá

Có màu lục hay lục nâu.

Soi kính hiển vi thấy: Mảnh biểu bì có lỗ khí, lông che chở đa bào, lông tiết đầu đa bào chân đơn bào, tinh thể calcioxalat hình cầu gai, mảnh mạch và mô giậu.

* Chế biến

Sau khi phơi sấy khô, tán bột có thể chế cao lỏng hay dạng cồn có khi làm thuốc thang sắc uống.

* Thành phần hoá học

Hầu hết các bộ phận của cây đều chứa alcaloid, trong đó alcaloid chính là: L.scopolamin (=hyoscin), ngoài ra còn có hyoscyamin, atropin, norhyoscyamin. Hàm lượng alcaloid toàn phần trong lá 0,1 – 0,6%; rễ 0,1 – 0,2%; hạt 0,2 – 0,5%; quả 0,12%; hoa 0,25 – 0,60%.

Hàm lượng alcaloid thay đổi tuỳ thời kỳ sinh trưởng của cây và cách trồng trọt chăm sóc, thường hoạt chất cao nhất vào lúc cây ra hoa, khi quả chín alcaloid di chuyển từ vỏ quả vào trong hạt, (việc bón phân đạm làm tăng hàm lượng alcaloid toàn phần). Nếu tỉa cành hoặc cắt ngọn lượng alcaloid giảm.

Ngoài alcaloid trong lá, rễ còn có flavonoid, saponin, coumarin, tanin, trong hạt còn có chất béo.

* Tác dụng và công dụng

Cà độc dược là vị thuốc độc đã được biết từ lâu, tác dụng gần giống Benladon.

Scopolamin có tác dụng ức chế hệ cơ trơn và các tuyến tiết như Atropin, song có khác là tác dụng ngoại biên kém hơn như làm giãn đồng tử trong thời gian ngắn hơn, tác dụng ức chế thần kinh trung ương rõ rệt hơn. Vì vậy người ta thường dùng Scopolamin trong gây mê, dùng trong khoa thần kinh chữa động kinh, chữa co giật trong bệnh Parkinson.

Cà độc dược dùng chữa ho, hen suyễn. Làm thuốc giảm đau trong các trường hợp viêm loét dạ dày, hành tá tràng, đau quặn ruột hoặc các cơn đau thắt khác, làm thuốc chống say sóng, buồn nôn khi đi tàu xe, máy bay; ngoài ra còn dùng chữa đau cơ, tê thấp cước khí.

Dùng ngoài đắp vào mụn nhọt giảm đau nhức.

* Dạng dùng và liều lượng

Bột lá dùng cho người lớn 0,1g/lần; 0,2 – 0,3g/24 giờ.

Cao lỏng 1/1: 0,1g/lần; 0,2 – 0,3g/24 giờ.

Cao mềm: 0,01g/lần, 0,03g/24 giờ.

Cồn 1/10: 0,5g/lần; 1 – 2g/24 giờ.

Hoa hoặc lá cà độc dược thái nhỏ phơi khô cuốn vào giấy hút như thuốc lá ngày hút 1 – 1,5g trước khi lên cơn hen.

Những người cơ thể suy yếu, bệnh nhãn áp cao không nên dùng. Chú ý ngoài cây cà độc dược, ở nước ta còn có một số loại di thực khác như: Datura innoxia Mill. và Datura Stramonium L. (cần tham khảo thêm).

4. Mã tiền

Có nhiều loại Mã tiền trong đó có cây Mã tiền Strychnos nux- vomica L.

Và một số loài Mã tiền khác có chứa strychnin thuộc họ Mã tiền – Loganiaceae.

* Đặc điểm thực vật

Cây Strychnos nux-vomica L. là cây gỗ, thân đứng cao 5 – 12m, vỏ màu nâu xám có lỗ bì, cành non có gai. Lá mọc đối hình trứng đầu nhọn, mặt trên xanh bóng, có 5 gân hình cung nổi rõ ở mặt dưới. Cụm hoa ngù mọc ở đầu cành. Hoa nhỏ, hình ống, màu vàng nhạt, có 5 cánh hoa dính liền thành một ống dài 1 – 1,2 cm, 5 nhị dính phía trên ống tràng. Bầu hình trứng, nhẵn. Quả thịt hình cầu đường kính 3 – 5cm, vỏ nhẵn bóng, khi chín có màu vàng cam, chứa 1 – 5 hạt hình đĩa dẹt, như chiếc khuy áo, một mặt lồi, một mặt lõm, có lông mượt, màu xám bạc đường kính 2 – 2,5 cm. Mùa hoa tháng 3 – 4. Mùa quả tháng 5 – 8. Text Box: Hình 6.24. Cây Mã tiền

Ngoài cây Mã tiền, nước ta còn một số loài Mã tiền dây leo khác.

Phân bố thu hái và chế biến

Cây Mã tiền Strychnos nux-vomica L. có nhiều ở ấn Độ, Thái Lan, Úc, Malaixia… Ở nước ta mọc hoàng ở vùng rừng núi phía Nam.

Các loại Mã tiền khác phân bố hầu khắp các tỉnh vùng núi nước ta (suốt từ Bắc đến Nam).

Thu hái: Thu hái hạt Mã tiền từ quả chín rụng xuống làm hạt tung ra ngay dưới gốc được nhặt về phơi khô.

Chế biến: trong y học cổ truyền chỉ sử dụng Mã tiền đã chế (gọi là Mã tiền chế) có nhiều cách chế biến:

a. Ngâm hạt Mã tiền trong nước vo gạo khoảng 36 giờ cho tới khi mềm lấy ra cạo bỏ vỏ ngoài và mầm, thái mỏng xấy khô; tẩm dầu vừng một đêm, sao vàng đậm (cho hết dầu), cho vào lọ kín.

b. Cho hạt Mã tiền vào dầu vừng đun sôi cho tới khi hạt nổi lên thì vớt ra ngay (không để chậm hạt bị cháy) thái nhỏ sấy khô.

c. Ngâm hạt Mã tiền vào nước vo gạo 1 ngày đêm, vớt ra rửa sạch, cho vào một nồi nấu với cam thảo trong 3 giờ (cứ 100g hạt cho 400ml nước 20g cam thảo) lấy dần ra bóc vỏ khi còn nóng, bỏ mầm, đun dầu vừng (300g) cho sôi bỏ nhân vào khi thấy nổi lên là vớt ra ngay, thái mỏng 2 – 3mm, sấy khô cho vào các lọ kín.

* Bộ phận dùng

Hạt (Semen Strychni) đã phơi hoặc sấy khô.

Hạt hình đĩa dẹt mép hơi lồi lên, đường kính 1,2 – 2,5cm, dày 4 – 8mm, một số hạt hơi méo mó, không đều, màu xám nhạt mặt bóng do có một số lông tơ mượt tới giữa mọc toả ra xung quanh, giữa một mặt có một số lỗ lồi nhỏ (rốn) từ rốn có một đường hơi lồi (sống noãn). Hạt gần như chỉ cấu tạo bởi nội nhũ sừng rất cứng, cây mầm rất nhỏ năm trong khoảng giữa nội nhũ, không mùi, vị rất đắng.

* Vi phẫu

Biểu bì có tế bào biến đổi thành lông dài, lông nằm ngang gốc phình to rất dày, lớp tế bào mô cứng dẹt, thành dày. Nội nhũ gồm tế bào hình nhiều cạnh, thành càng dày khi tế bào càng ở sâu, trong tế bào có giọt dầu nhỏ và hạt alơron. Cây mầm cấu tạo bởi tế bào nhỏ thành mỏng.

* Bột

Màu xám vàng nhạt, không mùi, vị rất đắng.

Soi kính hiển vi thấy nhiều đoạn lông gẫy và chân lông hình nậm. Mảnh nội nhũ gồm tế bào bóng, thành dày, một vài tế bào chứa dầu và alơron. Tế bào cứng của lớp trong vỏ thành uốn lượn có nhiều ống nhỏ.

* Thành phần hoá học

Hoạt chất trong hạt mã tiền Strychnos nux-vomica L. là alcaloid (2 – 5%) trong đó (50%) là strychnin, phần còn lại là brucin còn khoảng 2 – 3% là các alcaloid phụ khác như α-colubrin, β-colubrin, vomicin, novacin, pseudo strychnin. Ngoài alkaloid, trong hạt còn có chất béo (4 – 5%), acid igasuric, acid loganic, stigmasterin, cycloarterol và một glycosid là loganin có nhiều trong cơm quả. Trong lá có khoảng 2% trong vỏ thân có trên 8% alkaloid nhưng chủ yếu là brucin.

Hạt mã tiền dùng làm thuốc phải chứa 1,2% strychin (DĐVN II).

* Tác dụng dược lý

Tác dụng của mã tiền là do tác dụng của strychnin.

Với thần kinh trung ương và ngoại vi có tác dụng kích thích với liều nhỏ và liều cao thì gây co giật.

Strychnin có tác dụng kích thích tương đối mạnh hơn trên tế bào vận động của hệ thần kinh trung ương, đặc biệt trên tuỷ sống, nó kích thích khả năng về trí não, làm tăng cảm giác về xúc giác, thính giác, khứu giác, vị giác và cơn đau.

Đối với tim và hệ tuần hoàn: có tác dụng làm tăng huyết áp do làm co mạch ngoại vi, strychnin là chất kích thích tim.

Đối với dạ dày và bộ máy tiêu hoá: làm tăng bài tiết dịch vị, kích thích tiêu hoá, tuy nhiên nếu dùng liên tục sẽ làm rối loạn tiêu hoá rối loạn co bóp dạ dày.

Độc tính: Mã tiền rất độc, khi bị ngộ độc có hiện tượng ngáp tăng tiết nước bọt, nôn mửa, sợ ánh sáng, mạch nhanh và yếu, chân tay cứng đờ, co giật nhẹ, rồi đột nhiên có triệu chứng như uốn ván nặng, có hiện tượng co cứng hàm, lồi mắt, đồng tử mở rộng, bắp thịt co thắt gây khó thở, sau chết vì liệt hô hấp. Với liều 60-90mg strychnin có thể gây chết người do liệt hô hấp.

Điều trị ngộ độc mã tiền:

Chủ yếu là phòng tránh co giật và trợ giúp hô hấp. Nhiều thuốc có thể chống co giật như hít cloroform uống cloralhydrat, tốt nhất là tiêm tĩnh mạch một barbiturat như phenobarbital hoặc Naamytal. Ngoài ra lượng nhỏ thuốc kiểu curran làm giảm cường độ co giật.

Thực hiện hô hấp nhân tạo, thở oxy, rửa dạ dày bằng dung dịch KMnO4 1/10.000 hoặc dung dịch acid tanic 2% hoặc nước chè đặc.

Công dụng và liều lượng

Mã tiền được dùng làm nguyên liệu để chiết xuất strychnin.

Strychnin dùng dưới dạng muối sulfat để chữa tê liệt dây thần kinh, suy nhược cơ năng, liệt dương, làm thuốc kích thích hành tuỷ, trong trường hợp giải phẫu não, giải độc thuốc ngủ barbituric.

Liều dùng: uống 0,001g/lần 0,003g/24h dưới dạng dung dịch siro, potio hoặc tiêm dưới da 0,001g/ lần-0,002g/24h.

Mã tiền chưa chế biến thường chỉ dùng ngoài làm thuốc xoa bóp chữa nhức mỏi tay chân do thấp khớp, đau dây thần kinh dùng dạng cồn thuốc, dùng riêng hoặc phối hợp với ô đầu phủ tử.

Mã tiền đã chế biến theo y học cổ truyền được dùng chữa đau nhức, sưng khớp, tiêu hoá kém, suy nhược thần kinh, bại liệt, liệt nửa người, chó dại cắn.

Liều uống tối đa 0,10g/ lần – 0,3g/ 24h dùng riêng hoặc phối hợp với những vị thuốc khác. Trẻ em dưới 3 tuổi không được dùng, từ 3 tuổi trở lên dùng 0,005g cho mỗi tuổi.

Viên hydan có mã tiền chế, hy thiêm, ngũ gia bì dùng chữa thấp khớp.

5. Cây lá ngón

Gelsenium elegans Benth. họ Mã tiền – Loganiaceae.

Tên khác: cỏ ngón, đoạn trường thảo, hồ mạn đằng, câu vẫn, thuốc rút ruột, ngón vàng.

* Đặc điểm thực vật và phân bố

Cây lá ngón là loại cây mọc leo, thân và cành không có lông, trên thân hơi có khía dọc. Lá mọc đối hình trứng, hay hơi hình mác mép nguyên, nhẵn dài 7 – 12cm rộng 2,5 – 5,5cm. Hoa mọc thành xim ở đầu cành hay kẽ lá, cánh hoa màu vàng. Mùa hoa vào tháng 6 – 8 – 10. Quả nang dài, màu nâu, dài 1cm rộng, 0,5cm. Hạt nhỏ quanh mép có rìa mỏng, màu nâu nhạt, hình thận.

Mọc hoang phổ biến ở miền rừng núi nước ta, nó còn mọc ở một số nước vùng nhiệt đới châu Á và Bắc Mỹ.Text Box: Hình 6.26. Cây Lá ngón

* Thành phần hoá học

Các tác giả Trung Quốc chiết từ rễ cây lá ngón các alcaloid kumin, kuminin, kuminicin, kuminidin trong đó kumin là alcaloid chính. Kuminicin là chất có tác dụng chủ yếu và rất độc. Ngoài ra còn có một số alcaloid khác.

Việt Nam có tác giả (F.guichard năm 1936) đã chiết được kumin từ lá, vỏ thân, rễ và có cả trong quả và hạt. Ngoài ra còn một chất có huỳnh quang dưới đèn tử ngoại không tan trong acid xác nhận là chất thuộc nhóm esculetin.

Tác dụng và công dụng

Các alcaloid của cây lá ngón có độc tính rất mạnh, nhân dân ta không dùng cây này làm thuốc nhưng cần biết để tránh lấy nhầm vào những cây thuốc khác, gây độc chết người.

Ngộ độc: nôn mửa, hôn mê, giãn đồng tử, ngạt hô hấp, các cơ bị mềm nhũn, đau bụng dữ dội, chảy máu dạ dày ruột.

Cấp cứu: phải lập tức sử dụng phương pháp tổng hợp lúc đầu rửa dạ dày, duy trì nhiệt độ hô hấp nhân tạo, dùng thuốc kích thích đồng thời tuỳ hiện tượng mà xử trí cho thích hợp.

6. Ba gạc

Việt Nam có nhiều loại ba gạc, đều thuộc họ Trúc đào – Apocynaceae.

Chủ yếu là loại ba gạc Việt Nam, ba gạc ấn Độ, ba gạc 4 lá, ba gạc Cu Ba, ba gạc lá

* Đặc điểm thực vật

Với ba gạc Việt Nam (Rauvolfia verticillata) là cây nhỏ cao 1-1,5m, cành non dẹt lá mọc vòng 3 – 4 lá, có khi mọc đối, phiến lá hình mác dài.Text Box: Hình 6.27. Cây Ba gạc

Hoa trắng mọc thành xim dạng tán kép, đài 5 ống hình chuông rất ngắn, tràng 5 ống hơi cong, ở họng có lông, nhị 5 đính trên ống tràng, đĩa mật hình nhẫn ngắn. Bầu có 2 lá noãn rõ. Quả hạch 2 khi chín có màu đỏ tươi (đặc điểm của các loại ba gạc khác tham khảo thêm những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam hoặc dược liệu tập 2 đại học Dược Hà Nội).

Phân bố trồng hái và chế biến

Ba gạc Việt Nam mọc hoang ở nhiều vùng núi Việt Nam (chủ yếu là các tỉnh phía bắc từ Thanh Hoá trở ra). Ba gạc 4 lá mới phát hiện mọc hoang ở Phú Thọ. Ba gạc lá to mọc ở Miền Trung, Lâm đồng, Quảng Nam, Đà Nẵng, Gia Lai, Đắc Lắc. Ba gạc lá nhỏ mọc ở Phú Quốc, An Giang, Bình Định. Ba gạc ấn Độ, Cu Ba là cây di thực, gần đây phát hiện ba gạc ấn Độ mọc ở Đắc Lắc.

Ba gạc trồng bằng hạt cũng có thể trồng bằng thân hay rễ, trồng càng lâu năm càng to song thường trồng 1 – 2 năm thì thu hoạch.

Có thể thu hoạch quanh năm, song tốt nhất vào mùa thu đông, đào rễ về rửa sạch đất cát phơi hay sấy khô, chú ý bảo vệ lớp vỏ vì lớp vỏ chứa nhiều hoạt chất nhất.

* Bộ phận dùng

Rễ (Radix Rauvolfiae) rễ hình trụ thường cong queo, ít phân nhánh dài 40cm, đường kính 1 – 2 cm, phía trên có khi còn sót lại một đoạn gốc khoảng 2-3 cm, mặt ngoài màu vàng nâu nhạt, có những đường nứt dọc. Vỏ mềm mỏng có chỗ bị bong ra để lộ gỗ rất mịn. Gỗ cứng chắc khó bẻ gãy, không mùi vị đắng.

* Vi phẫu

Lớp bần dày gồm nhiều hàng tế bào hình chữ nhật. Mô mềm với tế bào thành mỏng, trong tế bào có hạt tinh bột và tinh thể calcioxalat, đôi khi có tế bào cứng và tế bào nhựa mủ. Libe phân cách bởi tia tuỷ gồm 1 đến 3 hàng tế bào. Tầng phát sinh gồm 1 đến 2 hàng tế bào.

Gỗ cấu tạo bởi mạch gỗ và sợi gỗ, rải rác có tế bào nhựa mủ.

* Bột:

Màu vàng xám nhạt, vị rất đắng. Soi kính hiển vi thấy tinh thể calcioxalat hình lập phương hay nhiều cạnh, hạt tinh bột đứng riêng lẻ hay chùm 2 – 3 hạt, mảnh mô mềm chứa tinh bột, mảng bần, sợi gỗ.

Thành phần hoá học

Hoạt chất trong rễ ba gạc là alcaloid tập trung ở vỏ rễ.

Trong rễ ba gạc ấn Độ chứa 1,5-3% alcaloid. Nhiều alcaloid là những đồng phân lập thể. Được chia làm 3 nhóm chính.

a. Nhóm yohimbin (base indol bậc 3) có tính base yếu không màu gồm: yohimbin, reserpin, reserpinin, sapargin, reserpidin, ranbasin.

b. Nhóm alstonin (base anhydronium bậc 4) có tính base mạnh màu vàng gồm:

Alstonin, sirpentin…

c. Nhóm ajmalin (base indolin bậc 3) có tính base yếu vừa, không màu gồm:

Ajmalin, isoajnalin …

Ba gạc Việt Nam có chứa 0,9 – 2,2% alcaloid toàn phần trong vỏ rễ (trong đó có reserpin, ajmalicin, serpentin). Lá chứa 0,72 – 1,69% alcaloid toàn phần.

Ba gạc ấn Độ có chứa 3,3% alcaloid toàn phần trong vỏ rễ 0,27%; ở lõi rễ 0,97% ở thân và lá. Trong đó có reserpin 0,04%, ajmalin 0,5%.

Ba gạc 4 lá: chứa 1 – 1,5% alcaloid toàn phần trong rễ (90% alcaloid tập trung ở vỏ rễ). Cây trồng ở vỏ rễ chứa 3,28 – 5,65% alcaloid toàn phần. Rễ có reserpin 0,2%, ajmalin, rauvanin và alstonin. Lá chứa 1% alcaloid toàn phần.

Ba gạc lá to: vỏ rễ chứa 1,5 – 2% alcaloid toàn phần, trong đó có reserpin và jamalin.

Ba gạc lá nhỏ: vỏ rễ chứa 3,5 – 3,8% alcaloid toàn phần, trong đó có reserpin.

Ba gạc Cu Ba: rễ có 1,5 – 2% alcaloid toàn phần, trong đó có reserpin 0,05%, rescinnamin, deserpin.

* Tác dụng và công dụng

Reserpin là hoạt chất quan trọng nhất của ba gạc có tác dụng làm hạ huyết áp là do làm cạn dần kho dự trữ chắt dẫn truyền trung gian noradrenalin trong các dây thần kinh giao cảm, cắt hệ thần kinh giao cảm bằng hoá chất.

Reserpin có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương giống như các dẫn chất của phenothiazin. Ngoài ra reserpin còn có tác dụng thu nhỏ đồng tử, làm sa mí mắt, tăng tiết dịch vị gây viêm loét dạ dày, tá tràng.

Rescinnamin cũng có tác dụng hạ huyết áp giống reserpin song yếu hơn về mặt an thần.

α-yohimbin có tác dụng hạ huyết áp song có một số nghiên cứu cho rằng thuốc có tác dụng ức chế tim, gây ngủ, có độ độc cao.

Ajmalin không có tác dụng hạ huyết áp và an thần, có tác dụng làm mất nhịp tim không đều được dùng trong bệnh nhịp tim không đều (ngoại tâm thu, tim nhanh loạn nhịp)

Serpentin: có tác dụng hạ huyết áp và tác dụng ức chế hoạt động của ruột, có tác dụng chống rung tim song độc hơn ajmalin.

Raubasin: làm giảm sức cản ở động mạch nhỏ nên tăng cường lượng máu đến các mô.

* Công dụng

Rễ ba gạc làm nguyên liệu chiết xuất reserpin, ajmalin, alcaloid toàn phần hoặc nấu cao hay dùng bột rễ làm thuốc.

Reserpin dùng để điều trị cao huyết áp với liều 0,1 – 1,5mg/ ngày; dạng viên nén 0,1mg – 0,25mg – 0,5mg; thuốc tiêm 5mg/2ml.

Liều dùng cho bệnh nhân tâm thần cao hơn, dùng 5mg/kg thể trọng. Song hiện nay rất ít dùng cho bệnh nhân tâm thần vì đã có dẫn chất phenothiazin thay thế.

Alcaloid toàn phần của ba gạc ấn Độ viên ranviloid (2mg alcaloid toàn phần/1 viên) dùng chữa cao huyết áp với liều 2-4mg/ ngày.

Viên raucaxin ở ba gạc Cu Ba 2mg alcaloid toàn phần/1 viên.

Cao lỏng chế từ ba gạc Việt Nam chứa 1,5% alcaloid toàn phần liều trung bình mỗi ngày 30 – 60 giọt.

Viên raucaxin chế từ bột rễ ba gạc ấn Độ (50 – 100mg) ngày dùng 200 – 400mg.

Không nên dùng reserpin và các chế phẩm từ ba gạc trong các trường hợp loét dạ dày tá tràng, nhồi máu cơ tim, hen suyễn…

Ajmalin được dùng điều trị nhịp tim có dạng viên 50mg, ống tiêm 2ml, uống mỗi lần 1 – 2 viên uống 3 lần trong ngày.

Raubasin viên nén hay viên bọc đường 1 – 5mg và 10mg, ống tiêm 10mg/3ml dùng trong trường hợp tai biến mạch máu não, rối loạn tâm thần, do chứng suy não ở người già, viêm động mạch chi dưới. Ngày uống 3 lần x 1 – 2 viên vào bữa ăn, tiêm tĩnh mạch chậm 1 – 2 ống/ ngày.

7. Thuốc phiện

Papaver Somniferum L. Họ Thuốc phiện – Papaveraceae

Tên khác: A phiến, A phù dung, cổ tử túc, anh túc

* Đặc điểm thực vật và phân bố

Cây thuốc phiện là cây thảo, sống hàng năm cao 0,7 – 1,5m ít phân nhánh, thân mọc thẳng. Lá mọc cách, lá phía dưới có cuống ngắn, lá phía trên không cuống, mọc ôm vào thân cây, mép có răng cưa, lá hình trứng dài 6-50cm, rộng 3,5 – 30cm, đầu trên nhọn, dưới cuống tròn hay hơi hình tim, gân lá nổi rõ ở mặt dưới.

Hoa to đơn độc mọc ở đầu thân hay đầu cành có cuống dài 12 – 14cm, có 2 lá đài màu xanh. Rụng sớm khi hoa nở, tràng có 4 cánh dài 5 – 7cm màu trắng hay tím hoặc hồng, nhiều nhị bao quanh 1 bầu có một ngăn gần 15 – 20 lá noãn dính liền nhau thành hình cầu.

Quả nang hình cầu hoặc hình trứng dài 4 – 7cm, đường kính 3-6cm, ở đỉnh có núm, cuống phình ra ở chỗ nối, chín có màu vàng xám, chứa nhiều hạt nhỏ (mỗi quả có 25.000 – 30.000 hạt). Hạt hơi giống hình thận, dài 0,5 – 1mm). Trên mặt có vân hình mạng, màu xám hay vàng nhạt hoặc xám đen.Text Box: Hình 6.15. Cây Thuốc phiện

Toàn thân cây có nhựa mủ màu trắng, để lâu thành nâu đen.

Cây thuốc phiện được trồng từ lâu đời nguồn gốc có thể ở vùng Địa Trung Hải. Căn cứ vào đặc điểm của hoa, quả, hạt và cây người ta chia thành các thứ sau:

– Thứ nhẵn, hoa tím, quả hình cầu rộng, hạt đen tím trồng ở Trung á.

– Thứ trắng, hoa trắng, quả hình trứng, hạt trắng vàng nhạt trồng tại ấn Độ và Iran.

– Thứ đen, hoa tím, quả hình cầu ở phía dưới, mở lỗ trên mép đầu nhuỵ hạt màu xám trồng ở châu Âu.

– Thứ lông cứng, hoa tím, cuống hoa và lá phủ đầy lông cứng mọc bán hoang dại Nam châu Âu.

Trong các thứ này, thứ trắng trồng để lấy nhựa, thứ đen để lấy dầu. Trên thực tế người ta vẫn thích lấy nhựa từ quả chưa chín hoặc lấy dầu từ hạt quả chín già của 2 thứ này. Ngày nay người ta lai giống tạo ra các loại có hàm lượng alcaloid cao và thu được dầu của hạt.

Thuốc phiện được trồng ở nhiều nước khí hậu ôn đới và nhiệt đới, song vì cây gây nghiện nên Chính phủ cấm trồng cây thuốc phiện tự do. Các nước trồng nhiều cây thuốc phiện: ấn Độ, Trung Quốc, Nam Tư, Nga, Myanma, Lào.

Nước ta trước đây thuốc phiện trồng ở Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Nghệ An, Hoà Bình… hiện nay nhà nước cấm trồng và quản lý chặt chẽ, vận động đồng bào trồng các cây khác thay thế.

* Bộ phận dùng

a. Nhựa thuốc phiện lấy từ quả chín (opium)

Quan sát bên ngoài bánh hình tròn hay hình vuông có khi hình chữ nhật, mặt ngoài màu nâu đen đôi khi còn xót những mảnh lá hay vỏ quả thuốc phiện. Mặt cắt mịn lổn nhổn, khi còn mới thì mềm dẻo để lâu thì cứng, giòn mùi đặc biệt, vị đắng.

b. Quả (Fructus papaveris)

Quả chưa lấy nhựa dùng cho công nghiệp chiết xuất alcaloid có kèm theo đoạn cuống dài 10 – 12cm.

Quả hái sau khi đã lấy nhựa (anh túc xác, cù túc Hình 21.2. Thuốc phiện xác).

Tuỳ theo thứ mà có hình dạng khác nhau, từ thành quả nang vào trong có 8-12 vách phân chia quả thành các ô không hoàn chỉnh mang hạt.

Quả thu hái trước khi chín hoàn toàn có màu vàng xám nhạt ở trạng thái khô quả không có mùi, vị hơi đắng. Phải loại hạt trước khi đem dùng trong ngành Dược.

c. Hạt (Semen Papaveris)

Hình thận rất nhỏ trên mặt có hình mạng màu vàng nhạt, trắng hoặc xám, nâu, đen tuỳ loại, nội nhũ có nhiều dầu và alơron, phôi rất nhỏ, hạt không có mùi vị dầu.

d. Lá

Đôi khi cũng dùng ngoài làm thuốc xoa bóp giảm đau.

* Thành phần hoá học

Lá chỉ có vết alcaloid quả tỷ lệ alcaloid thay đổi tuỳ theo nơi.

Trong quả khô thường có 0,2 – 0,3% alcaloid toàn phần.

quả khi đã lấy nhựa thì hàm lượng alcaloid còn lại rất ít.

Hạt không có alcaloid chứa 15% glucid, 20% protid, 40 – 50% dầu.

Nhựa thuốc phiện: hoạt chất là các alcaloid (20 – 30%) ở dạng muối (meconat, lactat…). Hiện nay đã phân lập được 40 alcaloid người ta xếp thành nhiều nhóm theo cấu tạo hoá học. Ví dụ: nhóm morphinan (Alcaloid chính là: morphin 6,8 – 20,8%, Codein 0,3 – 3%, thebain 0,3 – 1%) và nhóm Besizyliso quinolin (Papaverin 0,8 – 1,5%).

Ngoài alcaloid trong nhựa thuốc phiện còn có:

Các acid hữu cơ: trong đó có acidmeconic cho màu đỏ với muối sắt (III) phản ứng này để định tính nhựa thuốc phiện.

Nước (5 – 10%) chất vô cơ (5 – 6%) đường, chất nhày, pectin…

* Tác dụng dược lý

Thuốc phiện có tác dụng giảm đau tốt, song dùng lâu gây nghiện. Với hệ thần kinh trung ương thuốc phiện có tác dụng trên vỏ não và trung tâm gây đau, dùng liều nhỏ lúc đầu kích thích gây cảm giác dễ chịu, sau làm mất cảm giác đau, liều cao gây ngủ, có tác dụng lên trung tâm hô hấp và hành tuỷ, làm nhịp thở lúc đầu nhanh, nông sau chậm lại khi ngộ độc có thể ngừng thở. Có tác dụng làm giảm kích thích ho.

Với bộ máy tiêu hoá: liều nhỏ kích thích co bóp dạ dày có thể gây nôn, liều cao có tác dụng chống nôn, khi uống làm giảm nhu động ruột chữa ỉa chảy.

Morphin có tác dụng thần kinh trung ương nhất là vỏ não, ức chế trung tâm đau, gây ngủ, liều thấp kích thích hô hấp liều cao ức chế trung tâm này, liều cao có thể liệt hô hấp.

Morphin ức chế trung tâm ho song kém codein có tác dụng làm giảm nhu động ruột già, giảm tiết dịch tiêu hoá, làm co cơ vòng.

Codein độc ít hơn morphin, tác dụng giảm đau kém song tác dụng ức chế ho mạnh nên dùng làm thuốc chữa ho tốt, lạm dụng thuốc sẽ bị nghiện.

Papaverin kích thích thần kinh ngoại biên làm giảm co thắt cơ trơn đặc biệt với dạ dày và ruột.

Noscapin (Narcotin) không gây ngủ, co giật ở liều cao song đôi khi cũng dùng với morphin để làm tăng tác dụng giảm đau ngăn cản thiên hướng làm liệt trung tâm hô hấp của morphin.

* Công dụng và liều dùng

a. Quả

– Với quả chưa trích nhựa dùng để chiết xuất morphin đa phần morphin được chuyển thành codein.

Chế cao toàn phần để làm thuốc thay thế cho nhựa thuốc phiện.

Dùng làm thuốc giảm đau.

– Quả đã trích nhựa (anh túc xác).

Làm thuốc chữa ho, tả, lỵ, đau bụng, giảm đau. Dùng 4-6g trong 24 giờ dạng thuốc sắc hay hãm.

b. Hạt

Làm thực phẩm cho người hoặc gia cầm (chim), đa phần ép dầu để ăn, dùng trong công nghiệp sơn và dùng trong ngành Dược.

Dầu thuốc phiện dùng chế dầu iod (lipiodol hoặc iodlipol) dùng làm thuốc cản quang khi chiếu các xoang trong cơ thể, chế thuốc xoa bóp, thuốc mỡ…, bã dầu làm thức ăn gia súc.

c. Nhựa thuốc phiện

Dùng làm thuốc giảm đau, thuốc ngủ, thuốc ho, chữa ỉa chảy.

Nhựa thường phối hợp với các vị thuốc dạng cao đơn hoàn tán hoặc ở các dạng:

Bột thuốc phiện (10% morphin) uống liều 0,05g/lần và 0,20g/24 giờ.

Cao thuốc phiện (1% morphin) (56 giọt = 1g) dùng 1-3g/24 giờ.

Cồn thuốc phiện (1% morphin) (56 giọt = 1g) dùng 1-3g/24 giờ.

Nhựa thuốc phiện không được dùng liên tục quá 7 ngày; rất thận trọng khi dùng cho người già và trẻ em.

Dùng để chiết xuất alcaloid, phần lớn là sản xuất nhựa thuốc phiện hợp pháp dùng để chiết xuất morphin.

Morphin dùng làm thuốc giảm đau, chữa co giật, mê sảng động kinh. Thường dùng dưới dạng morphin hydroclorid để tiêm dưới da hoặc tiêm bắp. Liều tối đa 0,02g/lần và 0,05g/24 giờ (1 ống 1ml = 0,01g).

Việc tiêu thụ morphin không nhiều còn phần lớn để chế dẫn chất như codein, codetylin…

Codein dùng chữa ho, dùng dạng bột, viên, siro… codetylin có tác dụng tương tự codein.

Papaverin dùng làm thuốc giảm đau trong bệnh co thắt dạ dày, ruột, mật, co thắt tử cung khi đẻ, đe doạ xẩy thai, co thắt mạch máu. Papaverin dùng trên thị trường đa số dùng phương pháp tổng hợp.

d. Lá

Đôi khi dùng ngoài làm thuốc giảm đau.

Chú ý: Heroin là chế phẩm bán tổng hợp từ morphin, là chất ma tuý gây nghiện rất mạnh. Dùng liều khoảng 0,06g có thể gây chết người sau khi tiêm.

8. Hoàng liên

Có nhiều loài hoàng liên chân gà như:

Coptis-chinensis Franch.

Coptis teeta Wall.

Coptisteetoides C.Y.Cheng.

Và còn một số loài khác nữa.

Họ Hoàng Liên – Ranunculaceae.

* Đặc điểm thực vật

Hoàng liên là cây thảo sống nhiều năm cao 15 – 35cm, thân mọc thẳng phía trên phân nhánh, có nhiều rễ nhỏ, lá mọc le mọc từ thân rễ lên, có cuống dài 6 – 12cm, phiến lá gồm 3 – 5 lá chét, mỗi lá chét lại chia thành nhiều thuỳ mép có răng cưa.Text Box: Hình 6.17. Cây Hoàng liên

Mùa xuân sinh trục dài 10 – 12cm trên chia thành 2 hoặc nhiều nhánh mang 3 – 8 hoa có 5 lá đài màu vàng lục, cánh hoa hình mũi mác dài bằng 1/2 lá đài, có nhiều nhị dài gần bằng cánh hoa có nhiều lá noãn với nhau. Quả đại có cuống trong chứa 7 – 8 hạt màu xám. Nở hoa vào tháng 2 – 4, có quả tháng 3 – 6.

* Phân bố trồng hái và chế biến

Hoàng liên thường mọc ở vùng núi có độ cao 1500-1800m. Hoàng liên mọc hoang và trồng nhiều ở Trung Quốc. Nước ta hoàng liên mọc hoang trên dãy Hoàng Liên Sơn như Sapa, Lào Cai, Quản Bạ – Hà Giang.

Hoàng liên ưa chỗ lạnh mát ẩm. Nhiệt độ nơi trồng phải thấp dưới 300C đất dễ tháo nước tốt nhất là đất có cát và nhiều mùn. Khi trồng có thể dùng phân chuồng, phân xanh, nếu đất chua thì dùng thêm vôi.

Hoàng liên trồng bằng hạt. Người ta thường trộn với cát nhỏ tỷ lệ 1/1 rồi đem gieo khi cây 5 – 6 lá đem trồng thành hàng cách nhau 40cm cây nọ cách cây kia 30cm thường trồng vào mùa xuân. Thu hái hoàng liên vào cuối thu, đầu đông, trước khi có tuyết ở nhiều nơi lạnh hoàng liên trồng thu hái khi cây đã được 4 – 5 năm, đào cả cây loại bỏ đất cát, cắt lại thân lá đem phơi sấy khô đóng bao.

* Bộ phận dùng

Thân rễ (Rhizoma Coptidis) là những mẩu cong queo dài 3cm trở lên, rộng 0,2 – 0,5cm, có nhiều đốt khúc khỉu và phân nhiều nhánh trông giống hình chân gà nên gọi là hoàng liên chân gà. Mặt ngoài màu vàng nâu, mang vết tích của rễ phụ và của cuống lá. Thân rễ cứng rắn, vết bẻ ngang phẳng, phần gỗ màu vàng tươi tia ruột có lỗ rách, phần vỏ và ruột màu vàng đỏ cũng có khi rỗng, không mùi, vị rất đắng tồn tại lâu.

* Thành phần hoá học

Thân rễ hoàng liên chứa nhiều Alcaloid (5 – 8%) chủ yếu là Berberin. Ngoài ra còn có Worenin, Copticin, Palmatin, Fatrorizin, Magnoflorin

Cả cây hoàng liên đều có Alcaloid song tỷ lệ trong các bộ phận của cây thay đổi theo các giai đoạn sinh trưởng và thời tiết. Vào khoảng tháng 9 – 10 ở thân rễ và rễ nhỏ có hàm lượng Berberin cao; ở lá già trước khi rụng vào khoảng tháng 7 – 10 có hàm lượng Alcaloid cao; ở hoa có khoảng 0,56%, hạt chứa 0,23% Berberin.

Ngoài Alcaloid trong rễ hoàng liên còn có tinh bột, acid hữu cơ như Acid ferulic…

* Tác dụng dược lý

Nước sắc hoàng liên pha loãng trong ống nghiệm nồng độ 1:5120 có tác dụng ức chế vi khuẩn Shiga, nồng độ 1/2560 có tác dụng với Shigela dysenterial và Bacillus Tuberculosis …

Dung dịch Berberin hydrroclorid dùng phương pháp pha loãng trong ống nghiệm với cách như trên cũng có tác dụng ức chế mạnh hơn với nhiều loài vi khuẩn.

Berberin với liều thấp làm tim hưng phấn, làm giãn động mạch, hạ huyết áp, với tử cung, khí quản, dạ dày và ruột có tác dụng hưng phấn, tăng mật, hạ sốt.

Uống Berberin sulfat hấp thụ chậm sau 8h mới đạt giá trị cao nhất. Sau khi hấp thu phân bố nhanh vào tim, thận gan, nồng độ trong máu khó duy trì người ta uống mỗi lần 2g chưa thấy hiện tượng gì, uống liều lớn có thể giảm huyết áp và gây hiện tượng ức chế hô hấp cấp tính.

Hàm lượng Berberin trong hoàng liên phụ thuộc vào cách chế biến khác nhau nên chế biến ở nhiệt độ càng cao thì hàm lượng Alcaloid càng giảm. Tác dụng ức chế với vi khuẩn cũng phụ thuộc vào hàm lượng Berberin.

* Công dụng và liều dùng

Hoàng liên được dùng để điều trị các bệnh:

Lỵ amip và lỵ trực khuẩn ngày dùng 3 – 6g chia làm 3 lần uống trong 7 – 15 ngày dưới dạng thuốc sắc (có tài liệu chỉ nói Berberin chỉ chữa lỵ trực khuẩn).

Chữa viêm dạ dày và ruột ngày dùng 3 – 4g dạng thuốc sắc hoặc cao lỏng.

Chữa đau mắt đỏ (viêm kết mạc) dùng dung dịch hoàng liên nhỏ vào mắt loại 5-

30% hoặc rửa mắt bằng nước sắc hoàng liên.

Viêm tai giữa có mủ dùng dung dịch Borat hoàng liên: hoàng liên 10g, Acid boric bột 3g, thêm nước cất đun sôi 1 giờ. Lọc thêm nước cất cho đủ 10ml đem tiệt khuẩn rồi nhỏ vào tai mỗi ngày 2 – 3 lần.

Ngoài ra hoàng liên còn chữa sốt nóng nhiều, vật vã, mất ngủ, chữa trĩ, thổ huyết, chảy máu cam, chữa mụn nhọt có mủ nhiễm khuẩn. Người ta thường phối hợp với một số vị khác.

Berberin chữa lỵ, ỉa chảy nhiễm khuẩn do tụ cầu, liên cầu ngày uống 0,2 – 0,4g Berberin hydroclorid chia làm 2 – 3 lần.

9. Hoàng bá

Có 2 loại hoàng bá:

Quan hoàng bá: Phellodendron amurense Rupr. (còn gọi là hoàng nguyệt).

Xuyên hoàng bá: Phellodendron chinense Schneider. (còn gọi là hoàng bì thụ).

Họ Cam – Rutaceae.

* Đặc điểm thực vật

Hoàng bá là cây gỗ to, cao 10 – 25m, đường kính thân tới 50cm. Cành rất phát triển, vỏ màu nâu nhạt hoặc xám nhạt, lớp bần dày, mềm, có đường rạch dọc lung tung, vỏ trong màu vàng tươi.

Lá kép lông chim, mọc đối, có 5 – 13 lá chét hình trứng dài 5 – 12cm, rộng 3 – 4,5cm, mép có răng cưa nhỏ, mặt trên màu lục xám, mặt dưới màu xanh nhạt phần gốc của gân giữa mang lông che chở mềm. Hoa nhỏ màu vàng lục hoặc vàng nhạt, mẫu 5, hoa đơn tính khác gốc. Quả mọng, hình cầu, khi chín có mầu tím đen có mùi thơm đặc biệt.Text Box: Hình 6.21. Cây Hoàng bá

Mùa hoa vào tháng 5 – 7, mùa quả vào tháng 9 – 11.

Xuyên hoàng bá cây nhỏ thấp hơn, vỏ màu xám mỏng, không có bần dày, có 7 – 15 lá chét, mặt dưới lá có lông mềm dài và dặm.

* Phân bố trồng hái và chế biến

Hoàng bá có nhiều ở Trung Quốc và ở Nga. Mấy năm gần đây ta đã di thực trồng thí điểm thành công. Cây mọc tốt và khoẻ đang có hướng phát triển.

Hoàng bá ưa khí hậu mát, chịu rét, thích nghi với đất màu, yêu cầu phân bón cao. Trồng bằng hạt.

Hái vỏ cây đã trồng trên 10 năm, vào mùa hạ. Bóc vỏ, Hình 21.8. Hoàng bá cạo sạch lớp bần, cắt miếng phơi khô.

* Bộ phận dùng

Vỏ thân (Cotex Phellodendri) vị hoàng bá hiện nay còn phải nhập về thương phẩm có 2 loại:

a. Quan hoàng bá (Phellodendron amurense Ruprecht.)

Dược liệu là những mảng vỏ đã loại lớp bần, dày 1,5 – 4mm, mặt ngoài màu vàng lục có vết rách dọc bần còn sót lại, hơi đàn hồi, màu xanh vàng; mặt trong màu vàng xám, cứng vết bẻ có xơ màu vàng tươi, mùi hơi thơm, vị rất đắng

– Vi phẫu: Cắt ngang từ ngoài vào trong có lớp bần chứa sắc tố màu vàng nâu có canxioxalat hình lập phương, vỏ hẹp có rải rác sợi tế bào mô cứng và tế bào thể cứng.

Mô mềm có chứa tinh bột và calcioxalat hình lập phương. Libe chiếm phần lớn, tia ruột có 2 – 3 hàng tế bào, sợi libe xếp thành bó gián đoạn hay liên tục tạo thành dải, có nhiều tế bào chứa chất nhầy.

– Bột: Màu vàng lục có huỳnh quang màu vàng sáng. Soi kính hiển vi thấy đám sợi màu vàng khá nhiều, vách rất dày hoá gỗ, ống trao đổi không rõ, sợi chứa tinh thể lập phương, tế bào chứa tinh thể có vách dày không đều. Tế bào mô cứng tập trung thành từng đám màu vàng tươi, có khi đứng riêng, calcioxalat hình lập phương rất nhiều, tế bào chứa chất nhầy ít. Ngoài ra còn có tinh bột hình cầu nhỏ và các ống sàng.

b. Xuyên hoàng bá (Phellodendron chinense Schneider.)

Dược liệu là những mảnh dày, mặt ngoài vàng nâu nhạt, có rãnh dọc, có nốt sần tím nâu, hình thoi giữa các vết rạch dọc. Phần còn sót không có tính đàn hồi mặt trong vàng bẩn hơi óng ánh.

– Vi phẫu: Vỏ chứa nhiều tế bào mô cứng, libe có ít tế bào mô cứng, tia ruột thường ngoằn ngèo.

– Bột: Có nhiều tế bào thể cứng đường kính 40 – 128 ìm, có ống trao đổi rõ rệt; tế bào chứa chất nhầy màu vàng, đứng rải rác gặp nước dần trương lên thành hình tròn, có khi thấy tế bào chứa chất nhầy phình to và rách.

* Thành phần hoá học

– Trong vỏ quan hoàng bá có chừng 1,6% berberin; có lượng nhỏ phellodendrin

 (C20H23O4N+), magnoflorin (C20H 24O4N+), Jatrorzin (C20H20O4N+), palmatin (C21H2CO4N+), candixin (C11H18ON+), menisperin (C21H26O4N). Ngoài ra trong quan hoàng bá còn có chất có tinh thể không chứa nitơ: obakullacton (C26H30O8), obakunon (C26H30O7) và một số chất khác.

– Trong vỏ xuyên hoàng bá: Chứa khoảng 3% berberin.

* Tác dụng dược lý

Người ta đã chứng minh tác dụng kháng khuẩn của hoàng bá là rất rõ rệt.

* Công dụng và liều dùng

Hoàng bá dùng chữa lỵ, ỉa chảy, hoàng đản do viêm ống mật, viêm đường tiết niệu, đái đục, trĩ, đau mắt, viêm tai, di tinh, khí hư, sốt, ra mồ hôi trộm.

Ngày dùng 6 – 12g dạng thuốc sắc hay thuốc bột.

Dùng ngoài để rửa mắt, đắp chữa mụn nhọt vết thương

Dùng làm nguyên liệu chiết berberin.

10. Chè

Camellia sinensis (L.) D.Kuntze. (=: Thea chinensis Seem.).

Họ chè Theaceae.

* Đặc điểm thực vật

Chè là loại cây gỗ, mọc hoang có thể cao tới 20 mét đôi khi mọc thành rừng trên núi đá cao. Trong khi trồng người ta thường cắt xén cho tiện hái nên cây chỉ cao 1,5-2m, cây có nhiều cành ngay từ gốc, lá mọc so le không rụng, hoa to và trắng có mùi thơm, mọc ở kẽ lá nhiều nhị. Text Box: Hình 6.32. Cây Chè

Quả là một nang thường có 3 ngăn, quả mở bằng lối cắt ngăn, hạt không có phôi nhũ, lá mầm lớn có chứa dầu.

* Phân bố thu hái và chế biến

Chè có nguồn gốc ở Trung Quốc, hiện nay được trồng ở nhiều nước như ấn Độ, Trung Quốc, Srilanca…

Nước ta chè được trồng ở nhiều nơi suốt từ Bắc đến miền Trung sát Nam Bộ.

Chè dùng làm thuốc thường hái vào mùa xuân lấy búp lá non, vò rồi sao cho khô, giống như cách chế chè hương pha nước uống của nhân dân, cho nên có thể dùng chè hương hay chè xanh dùng làm thuốc.

* Bộ phận dùng

Lá và nụ hoa.

* Vi phẫu lá

Biểu bì trên không mang lỗ khí thường không có lông, tế bào noãn nhiều cạnh không đều. Biểu bì dưới mang lông và lỗ khí. Lông đơn bào, dài, thành dầy đầu nhọn. Mô dậu có hai hàng tế bào. Trong mô mềm có rất nhiều tinh thể calcioxalat hình cầu gai, có thể cứng, thành dày. Gân giữa có những thể cứng. Nhiều tinh thể calcioxalat bó li be gỗ có 1 vòng sợi trụ bì bao bọc.

* Thành phần hoá học

Người ta thường dùng búp chè (1 tôm + 2 lá) để sản xuất chè xanh và chè đen. Thành phần hoá học của chè phụ thuộc vào giống chè, tuổi chè, điều kiện đất đai, địa hình kỹ thuật canh tác và mùa thu hoạch…

Trong búp chè gồm có:

Nước 75 – 82%.

Tanin dạng hỗn hợp catechin (30 – 35%).

Alcaloid: cafein là alcaloid chính (2,5 – 4,5%). Ngoài ra còn có lượng nhỏ theophylin

(0,02 – 0,04%). Theobromin (0,05%), adenin và xanthin. – Protein và acid amin: protein thường kết hợp với tanin. Trong chè người ta đã tìm thấy có 17 acid amin, các acid amin kết hợp với đường và tanin tạo aldehyd có mùi thơm của chè đen và chè xanh có dư vị tốt.

Glucid và pectin.

Flavonoid: camferol, quexitrin, mirxetin…

Dầu thơm.

Vitamin: A, B1, B2, PP, nhiều nhất là vitamin C.

Ngoài ra còn có men và các muối vô cơ.

Trong nụ chè có cafein (2 – 2,5%), nước (10%), muối vô cơ và các men.

* Công dụng

Chè dùng pha nước uống làm kích thích thần kinh trung ương, lợi tiểu, cầm ỉa chảy nhẹ, chữa lỵ, dùng riêng hoặc phối hợp với một số vị khác. Gần đây các nhà khoa học Nhật Bản cho biết chè có tác dụng chống phóng xạ.

11. Cà phê

Có nhiều loại cà phê:

Cà phê chè: Coffea arabica L.

Cà phê mít: Coffea exselsa Chev.

Cà phê vối: Coffea robusta Chev.

Họ Cà phê – Rubiaceae.

* Đặc điểm thực vật và phân bố

Việt Nam chủ yếu có 3 loài, cà phê chè, cà phê mít, cà phê vối.

Cây cà phê sống lâu năm, thân gỗ, cao 3 – 5m (cà phê chè) hoặc 10 – 15m (cà phê vối, mít). Vỏ thân thường mốc trắng, cành chia làm 2 loại, các chồi vượt và các cành ngang mọc từ các mắt của chồi vượt, các cành tạo thành tầng quanh thân chính và cành vượt.Text Box: Hình 6.33. Cây Cà phê

Lá đơn, mọc đối, hình dạng khác nhau tuỳ theo loài, hình trứng hay lưỡi mác (cà phê chè, cà phê vối) hình bầu dục (cà phê mít).

Hoa lưỡng tính, mọc đơn độc hay thành chùm.

Quả lúc non màu xanh, khi chín màu đỏ tím có lớp thịt quả bọc quanh hạt, mỗi quả có 2 hạt dính vào nhau bởi mặt phẳng phía trong mặt ngoài hạt cong hình bầu dục Cà phê có nguồn gốc ở Ethiopia ngày nay được trồng ở

nhiều nước có khí hậu ẩm trên thế giới. Nước ta cà phê được trồng ở vùng đồi núi trung du của các tỉnh miền Trung, miền Bắc và được trồng nhiều ở Tây Nguyên.

* Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Hạt và lá.

Thu hoạch cà phê bằng cách hái quả chín đang còn ở trên cây hoặc đôi khi quả chín rụng rồi nhặt. Mùa hái cà phê từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau, cà phê vối tháng 1 – 4, cà phê mít tháng 4 – 8, thu hoạch về phơi khô rồi giã cho chóc vỏ sảy sạch. Hoặc hái về loại bớt thịt quả bằng cách sát dưới nước sau đó ủ cho lên men 2 – 3 ngày, rửa sạch, phơi khô, sát sảy cho hết lớp vỏ giấy ở hạt.

Khi rang cà phê phải rang cho chín tới giữa hạt mà ngoài vẫn không bị cháy, cắt hạt thấy màu bên trong giống màu bên ngoài, cà phê rang rồi phải đậy kín.

Lá hái về phơi trong râm đến khô.

* Thành phần hoá học

Hạt cà phê chứa 0,3 – 2,5% cafein, có ít theobromin, theophellin.

Phần lớn alcaloid kết hợp với Acid clorgenic, ngoài ra còn có chất béo, protein, trigonellin đường và chất vô cơ.

* Công dụng và liều dùng

Cà phê sống giã nát ngâm rượu uống chữa tê thấp.

Cà phê rang: pha nước uống có tác dụng kích thích thần kinh, trợ tim, lợi tiểu có tác dụng giải độc thuốc phiện và say rượu.

Ngoài ra còn dùng viên cà phê ngậm để làm tinh thần sảng khoái, minh mẫn, chống buồn ngủ trong khi làm việc.

Lá chữa phù thũng, ăn uống mau tiêu. Ngày uống 20 – 40g dạng thuốc sắc.

Cafein có tác dụng trợ tim, lợi tiểu nhẹ dùng trong bệnh nhiễm khuẩn (viêm phổi – thương hàn), ngất, phù thũng, chữa suy tim, kích thích thần kinh, đau dây thần kinh.

Người lớn uống 0,25 – 1,50g dạng viên, bột, potio, dung dịch, chia nhiều lần trong ngày, có thể tiêm dưới da 0,25 – 1,50g/ngày.

Trẻ em 2 tuổi trở lên dùng 0,02 – 0,05g chia nhiều lần trong ngày.

12. Mức hoa trắng

Holarrhena antidysenterica Wall.

Họ Trúc đào – Apocynaceae.

Tên khác: Thừng mực lá to, cây sừng trâu, mộc hoa trắng.

* Đặc điểm thực vật

Cây gỗ cao chừng 3-12m. Cành non nhẵn hoặc mang lông màu nâu đỏ, trên mặt có nhiều bì khổng trắng. Lá mọc đối, gần như không cuống, nguyên, hình bầu dục đầu tù hoặc nhọn, gốc tròn hay nhọn dài 12-15cm, rộng 4-8cm, mặt lá bóng màu xanh lục nhạt. Hoa màu trắng, mọc thành ngù, xim ở kẽ lá hoặc ở đầu cành.

Quả đại mọc từng đôi cong trông như sừng trâu. Mỗi đại màu nâu có vân dọc dài 15-30cm, rộng 5-7mm. Nhiều hạt dài 1-2cm; rộng 0,2-0,25cm màu nâu hạt đáy tròn đầu hơi hẹp, lõm một mặt, trên mặt có đường màu trắng nhạt, chùm lông của hạt màu hung hung dài 2-4,5cm. Toàn cây có nhựa mủ.Text Box: Hình 6.34. Cây Mức hoa trắng

Cây mọc hoang phổ biến ở các tỉnh miền núi và trung du, nhiều nhất ở Đắc Lắc và Nghệ An.

* Bộ phận dùng

Vỏ thân đã cạo lớp bần phơi hay sấy khô, thu hái vào mùa khô.

Hạt.

* Vi phẫu vỏ thân

Lớp bần, tầng sinh bần – lục bì. Mô mềm vỏ mỏng, màu nâu đỏ thẫm. Lớp li be cấp 2 rất dày, trong có xen kẽ nhiều đám tế bào mô cứng và xếp thành nhiều tầng Hình 24.1. Mức hoa trắng có các ống nhựa mủ. Bên cạnh mỗi đám sợi có nhiều tinh thể calcioxalat, hình khối. Tia ruột gồm 1 – 2 lớp tế bào chạy dài theo hướng xuyên tâm, màng mỏng. Tầng sinh libe gỗ.

* Bột vỏ thân

Tế bào mô cứng rời hay xếp thành từng đám, có màu vàng nhạt, hình nhiều cạnh, màng hơi dày khoang rộng có ống trao đổi dài 60 – 80 m rộng 40 – 45 m. Mảnh mô mềm gồm tế bào hình đa giác, màng mỏng. Tinh thể calcioxalat hình khối chữ nhật, mảnh bần màu nâu nhạt gồm tế bào nhiều cạnh, thành dày khoang hẹp. Hạt tinh bột có rốn rõ.

* Thành phần hoá học

Vỏ thân chiếm 9,5% gồm 6,2% chất nhựa; 1,14% tanin và nhiều alcaloid. Hàm lượng alcaloid thay đổi tuỳ theo sự phát triển của cây, cao nhất vào lúc cây 8 – 12 tuổi, hàm lượng alcaloid toàn phần 0,22 – 4,2% trong vỏ. Hiện nay đã tìm được 45 alcaloid, trong đó conessin là alcaloid chính và nhiều alcaloid phụ như: isoconessin, canarimin, conimin, conamin, holarimin, holaremin, conkurchim, conessidin.

Chất conessin có tinh thể hình lăng trụ (kết tinh trong aceton), điểm chảy 125oC.

Hạt chứa: 36 – 40% dần béo, tanin, chất nhựa và alcaloid.

* Tác dụng và công dụng

Conessin là hoạt chất chính của cây Mức hoa trắng, conessin ít độc.

Trên lâm sàng người ta dùng conessin hydroclorid hay hydrobromid chữa lỵ amip hiệu lực như emetin song ít độc và tiện dùng hơn emetin, nó có tác dụng cả với kén amip, còn emetin chỉ có tác dụng với amip không có tác dụng với kén amip. Hiện tượng không chịu thuốc rất ít và không đáng kể.

Mức hoa trắng được dùng điều trị lỵ amip và chữa ỉa chảy dưới dạng cao lỏng, bột, cồn thuốc, nước sắc vỏ thân hay hạt.

Liều dùng: 10g vỏ thân phơi khô hoặc 3 – 6g hạt trong ngày, cao lỏng uống 1-3g, cồn hạt (1/5) uống 2 – 6g/ngày.

Vỏ thân dùng làm nguyên liệu chiết xuất alcaloid.

Viên holamin do Viện Dược liệu sản xuất là hỗn hợp nhiều alcaloid chiết từ vỏ cây mức hoa trắng (có 30% conessin) dùng chữa lỵ amip.

Ngoài những cây đã nêu

Previous Post

Những cây thuốc chứa saponin

Next Post

Những cây thuốc chứa glycosid tim

Tin bài liên quan

Những cây thuốc chứa carbohydrat
Chưa phân loại

Những cây thuốc chứa carbohydrat

10/05/2025
Những cây thuốc chứa glycosid tim
Chưa phân loại

Những cây thuốc chứa glycosid tim

10/05/2025
Những cây thuốc chứa saponin
Chưa phân loại

Những cây thuốc chứa saponin

09/05/2025
Những cây thuốc chứa mono và diterpenoid
Chưa phân loại

Những cây thuốc chứa mono và diterpenoid

09/05/2025
Những dược liệu chứa tanin
Chưa phân loại

Những dược liệu chứa tanin

09/05/2025
Kỉ niệm 50 năm ngày giải phóng hoàn toàn Việt Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025)
Chưa phân loại

Kỉ niệm 50 năm ngày giải phóng hoàn toàn Việt Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025)

26/04/2025
Next Post
Những cây thuốc chứa glycosid tim

Những cây thuốc chứa glycosid tim

  • Trending
  • Comments
  • Latest
Nói chuyện chuyên đề “Cách mạng tháng tám – mốc son thời đại”

Tiêu chuẩn xét chọn danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” và “Tập thể Sinh viên 5 tốt”

13/09/2023
Trường Cao đẳng Y tế Bắc Ninh chào đón các tân sinh viên nhập học đợt 2 – 2023

Danh sách và Lịch nhập học lớp CĐ Điều dưỡng, Dược, Kỹ thuật phục hồi chức năng, Y học cổ truyền, Y sỹ đa khoa năm 2024

06/08/2024
Tuyển sinh Cao đẳng và Trung cấp năm 2024

Tuyển sinh Cao đẳng và Trung cấp năm 2024

05/02/2024
Học cao đẳng dược xong thì có liên thông được ngay không?

Học cao đẳng dược xong thì có liên thông được ngay không?

13/06/2023
GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH DƯỢC

GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH DƯỢC

Chương trình đào tạo ngành Điều dưỡng

Chương trình đào tạo ngành Điều dưỡng

Thủ khoa tuyển sinh đầu vào 2022

Khuyến học, khuyến tài – Hoạt động quan trọng để phát triển Nhà trường

Tích cực truyền thông An toàn giao thông với sinh viên trường Cao đẳng Y tế Bắc Ninh – Hưởng ứng xây dựng “Tỉnh an toàn giao thông”

Tích cực truyền thông An toàn giao thông với sinh viên trường Cao đẳng Y tế Bắc Ninh – Hưởng ứng xây dựng “Tỉnh an toàn giao thông”

Những cây thuốc chứa carbohydrat

Những cây thuốc chứa carbohydrat

10/05/2025
Những cây thuốc chứa glycosid tim

Những cây thuốc chứa glycosid tim

10/05/2025
Những cây thuốc chứa alkaloid

Những cây thuốc chứa alkaloid

10/05/2025
Những cây thuốc chứa saponin

Những cây thuốc chứa saponin

09/05/2025

Recent News

Những cây thuốc chứa carbohydrat

Những cây thuốc chứa carbohydrat

10/05/2025
Những cây thuốc chứa glycosid tim

Những cây thuốc chứa glycosid tim

10/05/2025
Những cây thuốc chứa alkaloid

Những cây thuốc chứa alkaloid

10/05/2025
Những cây thuốc chứa saponin

Những cây thuốc chứa saponin

09/05/2025

Tìm kiếm tài liệu, văn bản

Browse by Category

  • Banner Trang Chủ
  • Chưa phân loại
  • Chương trình đào tạo
  • Giới thiệu
  • Hệ thống Elearning
  • Hợp Tác Quốc Tế
  • Kế hoạch đào tạo
  • Khảo thí – Bảo đảm chất lượng
  • Nghiên Cứu Khoa Học
  • Quy định về Nghiên Cứu Khoa Học
  • Sinh Viên
  • Thông Báo Sinh Viên
  • Thông Tin Đào Tạo
  • Thông Tin Tuyển Dụng
  • Thông Tin Tuyển Sinh
  • Thư Viện Ảnh
  • Tin Giáo Dục
  • Tin Nhà Trường
  • Tin Tức – Sự Kiện
  • Tin Y Tế
  • Tuyển Dụng – Hợp Tác Quốc Tế
  • Văn Bản Sinh Viên
  • Y Học Thường Thức

Recent News

Những cây thuốc chứa carbohydrat

Những cây thuốc chứa carbohydrat

10/05/2025
Những cây thuốc chứa glycosid tim

Những cây thuốc chứa glycosid tim

10/05/2025
  • Cổng thông tin tuyển sinh Trực tuyến
  • Hệ thống Elearning
  • Thư viện
  • Liên hệ
  • Lễ hội, sự kiện, du lịch Việt Nam

© 1999 - 2025 Trường Cao đẳng Y tế Bắc Ninh

No Result
View All Result
  •  
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
      • Lịch sử hình thành và phát triển
      • Sứ mạng, tầm nhìn
      • Mục tiêu bảo đảm chất lượng
    • Sơ đồ tổ chức
    • Hệ thống tổ chức bộ máy nhà trường
      • Tổ chức Đảng, Đoàn thể
      • Hội đồng trường
      • Ban Giám Hiệu
      • Các khoa phòng
  • Tuyển Sinh
    • Thông báo Tuyển Sinh
    • Cổng thông tin tuyển sinh trực tuyến
    • Cao đẳng
      • Điều dưỡng
      • Dược
      • Y Sỹ Đa Khoa
      • Y Học Cổ Truyền
      • Kỹ Thuật Phục Hồi Chức Năng
      • Hộ Sinh
    • Trung cấp
      • Y sỹ đa khoa
      • Y học cổ truyền
    • Đào Tạo khác
      • Cập nhật kiến thức chuyên môn về Dược
      • Sử dụng thuốc hợp lý an toàn
      • Huấn luyện về sơ cứu tại cơ sở lao động
      • Cấp cứu cơ bản (cho Cán bộ y tế)
      • Kiểm soát nhiễm khuẩn và một số kỹ thuật điều dưỡng an toàn
      • Phòng chống lây nhiễm qua đường máu và dịch sinh học
  • Tin Tức – Sự Kiện
    • Tin Nhà Trường
    • Tin Giáo Dục
    • Tin Y Tế
    • Y Học Thường Thức
    • Kỷ Niệm 20 Năm
  • Đào Tạo
    • Chương trình đào tạo
      • Cao đẳng
      • Trung Cấp
    • Kế hoạch đào tạo
      • Cao đẳng
      • Trung cấp
    • Nghiên Cứu Khoa Học
      • Quy định
      • Sản phẩm/Kết quả
  • Khảo thí – BĐCL
  • Tuyển Dụng – HTQT
    • Thông Tin Tuyển Dụng
    • Hợp Tác Quốc Tế
  • Sinh Viên
    • Thông Báo
    • Hệ thống Elearning
    • Văn Bản Sinh Viên
  • Văn Bản
  • Thư Viện Điện Tử
    • Thư Viện Điện Tử
    • Điều Dưỡng
    • Dược
  • Login

© 1999 - 2025 Trường Cao đẳng Y tế Bắc Ninh

Welcome Back!

Sign In with Google
OR

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In