• Cổng thông tin tuyển sinh Trực tuyến
  • Hệ thống Elearning
  • Thư viện
  • Liên hệ
  • Lễ hội, sự kiện, du lịch Việt Nam
29 °c
Bắc Ninh
29 ° T7
28 ° CN
28 ° T2
27 ° T3
Thứ Bảy, 10 Tháng Năm, 2025
  • Login
Trường Cao Đẳng Y Tế Bắc Ninh
No Result
View All Result
  •  
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
      • Lịch sử hình thành và phát triển
      • Sứ mạng, tầm nhìn
      • Mục tiêu bảo đảm chất lượng
    • Sơ đồ tổ chức
    • Hệ thống tổ chức bộ máy nhà trường
      • Tổ chức Đảng, Đoàn thể
        • Chi bộ Đảng
        • Công đoàn
        • Đoàn thanh niên
      • Hội đồng trường
      • Ban Giám Hiệu
      • Các khoa phòng
        • Phòng QLĐT-NCKH
        • Phòng TC-HTQT-QLSV
        • Phòng TC-HC-QT
        • Khoa Y
        • Khoa ĐD-KTYH
        • Khoa Dược
        • Khoa KHCB
  • Tuyển Sinh
    • Thông báo Tuyển Sinh
    • Cổng thông tin tuyển sinh trực tuyến
    • Cao đẳng
      • Điều dưỡng
      • Dược
      • Y Sỹ Đa Khoa
      • Y Học Cổ Truyền
      • Kỹ Thuật Phục Hồi Chức Năng
      • Hộ Sinh
    • Trung cấp
      • Y sỹ đa khoa
      • Y học cổ truyền
    • Đào Tạo khác
      • Cập nhật kiến thức chuyên môn về Dược
      • Sử dụng thuốc hợp lý an toàn
      • Huấn luyện về sơ cứu tại cơ sở lao động
      • Cấp cứu cơ bản (cho Cán bộ y tế)
      • Kiểm soát nhiễm khuẩn và một số kỹ thuật điều dưỡng an toàn
      • Phòng chống lây nhiễm qua đường máu và dịch sinh học
  • Tin Tức – Sự Kiện
    • Tin Nhà Trường
    • Tin Giáo Dục
    • Tin Y Tế
    • Y Học Thường Thức
    • Kỷ Niệm 20 Năm
  • Đào Tạo
    • Chương trình đào tạo
      • Cao đẳng
        • Điều dưỡng
        • Dược
        • Hộ sinh
        • Kỹ Thuật Phục Hồi Chức Năng
        • Y Sỹ Đa Khoa
        • Y Học Cổ Truyền
      • Trung Cấp
        • Y sỹ đa khoa
        • Y học cổ truyền
    • Kế hoạch đào tạo
      • Cao đẳng
        • Điều dưỡng
        • Dược
        • Hộ Sinh
        • Kỹ Thuật Phục Hồi Chức Năng
        • Y Học Cổ Truyền
        • Y Sỹ Đa Khoa
      • Trung cấp
        • Y sỹ đa khoa
        • Y học cổ truyền
    • Nghiên Cứu Khoa Học
      • Quy định
      • Sản phẩm/Kết quả
  • Khảo thí – BĐCL
  • Tuyển Dụng – HTQT
    • Thông Tin Tuyển Dụng
    • Hợp Tác Quốc Tế
  • Sinh Viên
    • Thông Báo
    • Hệ thống Elearning
    • Văn Bản Sinh Viên
  • Văn Bản
  • Thư Viện Điện Tử
    • Thư Viện Điện Tử
    • Điều Dưỡng
    • Dược
  •  
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
      • Lịch sử hình thành và phát triển
      • Sứ mạng, tầm nhìn
      • Mục tiêu bảo đảm chất lượng
    • Sơ đồ tổ chức
    • Hệ thống tổ chức bộ máy nhà trường
      • Tổ chức Đảng, Đoàn thể
        • Chi bộ Đảng
        • Công đoàn
        • Đoàn thanh niên
      • Hội đồng trường
      • Ban Giám Hiệu
      • Các khoa phòng
        • Phòng QLĐT-NCKH
        • Phòng TC-HTQT-QLSV
        • Phòng TC-HC-QT
        • Khoa Y
        • Khoa ĐD-KTYH
        • Khoa Dược
        • Khoa KHCB
  • Tuyển Sinh
    • Thông báo Tuyển Sinh
    • Cổng thông tin tuyển sinh trực tuyến
    • Cao đẳng
      • Điều dưỡng
      • Dược
      • Y Sỹ Đa Khoa
      • Y Học Cổ Truyền
      • Kỹ Thuật Phục Hồi Chức Năng
      • Hộ Sinh
    • Trung cấp
      • Y sỹ đa khoa
      • Y học cổ truyền
    • Đào Tạo khác
      • Cập nhật kiến thức chuyên môn về Dược
      • Sử dụng thuốc hợp lý an toàn
      • Huấn luyện về sơ cứu tại cơ sở lao động
      • Cấp cứu cơ bản (cho Cán bộ y tế)
      • Kiểm soát nhiễm khuẩn và một số kỹ thuật điều dưỡng an toàn
      • Phòng chống lây nhiễm qua đường máu và dịch sinh học
  • Tin Tức – Sự Kiện
    • Tin Nhà Trường
    • Tin Giáo Dục
    • Tin Y Tế
    • Y Học Thường Thức
    • Kỷ Niệm 20 Năm
  • Đào Tạo
    • Chương trình đào tạo
      • Cao đẳng
        • Điều dưỡng
        • Dược
        • Hộ sinh
        • Kỹ Thuật Phục Hồi Chức Năng
        • Y Sỹ Đa Khoa
        • Y Học Cổ Truyền
      • Trung Cấp
        • Y sỹ đa khoa
        • Y học cổ truyền
    • Kế hoạch đào tạo
      • Cao đẳng
        • Điều dưỡng
        • Dược
        • Hộ Sinh
        • Kỹ Thuật Phục Hồi Chức Năng
        • Y Học Cổ Truyền
        • Y Sỹ Đa Khoa
      • Trung cấp
        • Y sỹ đa khoa
        • Y học cổ truyền
    • Nghiên Cứu Khoa Học
      • Quy định
      • Sản phẩm/Kết quả
  • Khảo thí – BĐCL
  • Tuyển Dụng – HTQT
    • Thông Tin Tuyển Dụng
    • Hợp Tác Quốc Tế
  • Sinh Viên
    • Thông Báo
    • Hệ thống Elearning
    • Văn Bản Sinh Viên
  • Văn Bản
  • Thư Viện Điện Tử
    • Thư Viện Điện Tử
    • Điều Dưỡng
    • Dược
No Result
View All Result
Trường Cao Đẳng Y Tế Bắc Ninh

Những dược liệu chứa anthranoid

09/05/2025
in Sinh Viên, Y Học Thường Thức
A A

Những hợp chất anthranoid nằm trong nhóm lớn hydroxyquinon. Những hợp chất hydroxyquinon cũng là những sắc tố có màu vàng, vàng cam hoặc đỏ, được tìm thấy chủ yếu trong ngành nấm, địa y, thực vật bậc cao và cả trong động vật. Căn cứ vào số vòng thơm đính thêm vào nhân quinon mà người ta sắp xếp thành các nhóm: benzoquinon, naphtoquinon, anthraquinon và naphtacenquinon hay còn gọi là anthracyclinon. Ở đây chúng ta chỉ đề cập đến nhóm anthraquinon hay anthranoid. Khi tồn tại dưới dạng glycosid thì các chất này được gọi là anthraglycosid hay anthracenosid. Cũng như các loại glycosid khác, anthraglycosid khi bị thủy phân sẽ giải phóng ra phần aglycon và phần đường. Phần aglycon là dẫn chất 9,10-anthracendion. Vì trong tự nhiên hầu như chưa gặp các dẫn chất 1,2- hoặc 1,4-anthracendion nên khi nói đến các dẫn chất anthraquinon trong tự nhiên người ta hiểu rằng đó là những dẫn chất 9,10-anthracendion. Một số dược liệu chứa anthranoid gồm có:

6.1. Thảo quyết minh

Semen Sennae torae

Dược liệu là hạt già đã phơi hay sấy khô của cây Thảo quyết minh còn gọi là Quyết minh, Muồng [Senna tora (L.) Roxb.; Syn. Cassia tora L.], họ đậu (Fabaceae).

Đặc điểm thực vật và phân bố:

Cây nhỏ cao 30 – 90 cm hoặc hơn, mọc hoang ở nhiều nơi nước ta, Campuchia, Lào, miền nam Trung Quốc. Lá kép lông chim chẵn gồm 3 – 4 đôi lá chét. Lá kèm hình sợi dài 1 cm mới rụng. Lá chét hình trứng ngược, phía đỉnh lá nở rộng dài 3 – 4 cm, rộng 12 – 25mm. Hoa mọc từ kẻ lá, tràng màu vàng có 1 – 3 chiếc. Quả loại đậu hình trụ dài 12 – 14 cm rộng 4 mm, trong có chứa khoảng vài chục hạt.

Thành phần hóa học:

Có anthranoid gồm: emodin, rhein, chrysophanol…, chất nhầy, chất béo, sắc tố.

Tác dụng và công dụng:

Các anthraquinon trong Thảo quyết minh có tác dụng nhuận tràng, tuy vậy trong đông y, hạt Thảo quyết minh được sử dụng chính để chữa đau mắt đỏ, mắt mờ, chảy nhiều nước mắt, quáng gà. Còn dùng để chữa nhức đầu, mất ngủ, làm thuốc giải nhiệt, bổ thận.

Ngày dùng 6 – 12 g dưới dạng thuốc sắc hoặc pha trà sau khi đã xay kỹ.

6.2. Muồng châu

Folium Sennae alatae

Dược liệu là lá chét phơi hay sấy khô của cây Muồng trâu [Senna alata (L.) Roxb.; Syn. Cassia alata L.], họ đậu (Fabaceae).

Đặc điểm thực vật:

Cây nhỏ cao 1,50m có khi đến 3m, thân gỗ mềm có đường kính 10 – 12cm hoặc hơn. Lá kép lông chim chẵn, dài 30 – 40 cm, có 8 – 14 đôi lá chét. Lá chét hình trứng, gốc và đỉnh lá đều tròn. Đôi lá chét đầu tiên (phía cuống) nhỏ nhất và cách đơi lá chét thứ hai một quãng hơi xa hơn so với quãng cách giữa các đôi lá chét sau. Lá chét trên cùng có thể dài đến 12 – 14cm, rộng 5 – 6 cm. Cụm hoa mọc thành bông dày đặc nhiều hoa. Bông dài 30 – 40 cm. Hoa màu vàng sẫm. Quả loại đậu dài 8 – 16cm, rộng 15 – 17mm, có hai cánh suốt theo chiều dọc của quả. Quả có tới 60 hạt. Muồng trâu mọc hoang và được trồng ở một số nơi miền trung và miền nam nước ga.

Thành phần hóa học:

Trong lá, quả và rễ đều có chứa các dẫn chất anthranoid. Trong lá có các chất sau đã được xác định: chrysophanol, aloe emodin, rhein, emodin.

Ngoài thành phần anthranoid, trong Muồng trâu còn có kaempferol và sitosterol.

Tác dụng và công dụng:

Tác dụng nhuận tẩy của lá đã được xác định bằng thí nghiệm trên súc vật, có thể dùng quả. Nhân dân ta thường dùng lá để chữa hắc lào bằng cách giã nát rồi xát vào nơi bị nấm.

6.3. Hà thủ ô đỏ

Radix Fallopiae multiflorae

Dược liệu là rễ củ phơi hay sấy khô của cây Hà thủ ô đỏ hay còn gọi là Dạ giao đằng [Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson Syn. Polygonum multiflorum Thunb.], họ Rau răm (Polygonaceae).

Đặc điểm thực vật và phân bố:

Dây leo nhỏ, sống dai, có rễ phình thành củ. Thân quấn mọc xoắn vào nhau, màu xanh tía. Lá mọc so le, hình tim, có mũi nhọn ở đỉnh, dài 4 – 8cm, rộng 2,5 – 5 cm. Cuống lá có phủ lông, bẹ chìa mỏng, màu nâu nhạt. Hoa họp thành chùy ở nách lá hay ở ngọn, có nhiều nhánh. Hoa nhiều, nhỏ, đường kính 2mm mọc ở nách lá bắc ngắn. Bao hoa màu trắng ngà, nhị 8 trong đó có 3 nhị hơi dài. Quả 3 góc nhẵn bóng nằm trong bao hoa mà 3 mảnh ngoài còn lại phát triển thành cánh rộng. Cây mọc hoang ở vùng núi cao các tỉnh phía Bắc: Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Yên Bái. Khi trồng người ta cắt thân thành những đoạn ngắn rồi dâm vào bầu trong 2 tháng trước khi trồng ra luống.

Thành phần hóa học:

Thành phần chính là các dẫn chất stilben glycosid như rhaponticosid. Ngoài ra còn có các dẫn chất anthranoid: acid chrysophanic, emodin, chrysophanol anthron và tannin.

Tác dụng và công dụng:

Hà thủ ô chưa chế biến có tác dụng nhuận tràng nhẹ.

Y học cổ truyền dùng Hà thủ ô đỏ làm thuốc bổ gan thận, bổ máu, thuốc dùng cho những người có râu tóc bạc sớm, lưng gối đau mỏi, di tinh, đại tiện ra máu, ung nhọt, thần kinh suy nhược, sốt rét lâu ngày. Ngày dùng 12 – 20g dưới dạng thuốc sắc, rượu thuốc, dùng với Hà thủ ô đã chế biến. Dây Hà thủ ô dùng làm thuốc an thần, thuốc cầm mồ hôi. Dùng ngoài trị lở ngứa.

6.4. Lô hội

Aloe

Dược liệu là chất dịch cô đặc và sấy khô, lấy từ lá cây Lô hội (chủ yếu từ Aloe ferox Mill. và Aloe vera L.), họ Lô hội (Asphodelaceae) .

Đặc điểm thực vật:

Cây sống nhiều năm, thân có thể hóa gỗ, phần trên mang lá tập trung thành hình hoa thị. Lá hình mũi mác dày, mọng nước, có nhiều chất nhầy nên giữ nhiều nước làm cho cây thích ứng được nơi khô hạn. Khi ra hoa thì trục hoa nhô lên ở giữa bó lá, mang chùm hoa màu vàng hoặc đỏ.

Aloe ferox Mill. có thân cao từ 2 – 5 m, lá mọc thành hoa thị dày, dài 15 – 50cm, rộng 10cm ở gốc, có gai ở mặt dưới lá và ở mép lá. Hoa màu đỏ. Loài này chủ yếu có ở Nam Phi, cho “lô hội xứ Cap”.

Aloe vera L. (= A. vulgaris Lam.) có thân ngắn: 30 –

50 cm. Lá chỉ có gai ở 2 mép. Hoa màu vàng. Cây nguồn gốc ở Bắc Phi.

Thành phần hóa học:

– Thành phần của nhựa Lô hội

Các dẫn chất anthranoid: đây là thành phần có tác dụng của Lô hội.

Aloe emodin, chất này không có trong dịch Lô hội tươi. Trong nhựa Lô hội aloeemodin chiếm khoảng 0,05 – 0,50 %.

Barbaloin, chiếm 15 – 30 % là thành phần chính của nhựa Lô hội.

Ngoài ra còn có aloenin, aloenin B.

– Thành phần của lá Lô hội

Trong lá Lô hội, ngoài thành phần anthranoid còn có các chất polysaccharid. Ở lá tươi, các chất này làm cho thịt lá trong như thạch.

Tác dụng và công dụng:

Nhựa Lô hội với liều nhỏ: 0,02 – 0,06 g là thuốc bổ giúp tiêu hóa vì kích thích nhẹ niêm mạc ruột, tác dụng thông mật.

Liều trung bình: 0,10g có tác dụng nhuận tràng. Liều 0,20 – 0,50g có tác dụng tẩy xổ.

Vì có tác dụng chậm nên dùng sau bữa ăn chiều để có tác dụng vào sớm hôm sau.

Tác dụng phụ gây sung huyết ở ruột già và co bóp tử cung nên người bị trĩ và phụ nữ có thai thì không được dùng. Liều cao có thể gây nguy hiểm.

Trong mỹ phẩm cao lá Lô hội, do tính chất giữ ẩm nên được dùng làm kem chống nắng, kem phấn bôi mặt, thuốc mỡ làm lành sẹo.

6.5. Nhàu

Fructus et Radix Morindae citrifoliae

Dược liệu là quả già hay quả chín, tươi hoặc khô; hoặc rễ cắt ngắn hoặc thái phiến

phơi hay sấy khô của cây Nhàu (Morinda citrifolia L.), họ Cà phê (Rubiaceae).

Đặc điểm thực vật và phân bố:

Nhàu là loài cây nhỡ. Lá mọc đối, mặt trên láng bóng hình bầu dục, có mũi ngắn ở đầu, hình nêm ở gốc, dài 12 – 30 cm, rộng 6 – 15 cm. Lá kèm gần tròn hay thuôn, nguyên hay chẻ 2 – 3 thùy ở đỉnh. Hoa màu trắng, tập hợp thành hình đầu ở nách lá, đường kính 2 – 4 cm.

Cây có hoa vào tháng 1 – 2. Quả hình trứng dài 2,5 – 4cm, quả kép do nhiều quả dính lại với nhau. Quả chín vào tháng 7 – 8, khi chín màu vàng trắng nhạt có mùi nồng đặc trưng. Ruột quả có lớp cơm mềm ăn được.

Cây mọc hoang và được trồng ở một số nơi miền trung miền nam nước ta.

Thành phần hóa học:

Vỏ rễ chứa các dẫn chất anthranoid. Người ta cũng phân lập được glycosid là morindin, damnacanthol, nordamnacanthal.

Quả có thành phần polysaccharid là đáng chú ý.

Tác dụng và công dụng:

Nhân dân ta dùng rễ sắc uống để chữa đau lưng, chữa cao huyết áp.

Quả Nhàu ăn với muối để làm thuốc đều kinh, dễ tiêu, nhuận tràng, chữa cao huyết áp. Các nghiên cứu gần đây polysaccharid của quả có tác dụng kích thích miễn dịch phòng chống ung thư.

Lá đắp chữa vết thương, mụn nhọt, làm chóng lên sẹo. Sắc uống chữa lỵ, chữa sốt và làm thuốc bổ.

6.6. Đại hoàng

Rhizoma Rhei

Dược liệu là thân rễ đã cạo vỏ để nguyên hay thái thành phiến phơi hay sấy khô của các loài Đại hoàng (Rheum palmatum L.) hoặc (Rheum officinale Baillon), hoặc giống lai của hai loài trên, họ Rau răm (Polygonaceae).

Đặc điểm thực vật:

Cây thuộc thảo lớn, sống dai nhờ thân rễ to. Lá mọc thành cụm từ thân rễ, có kích thước lớn, có cuống dài, có bẹ chìa, phiến lá hình tim rộng 30 – 40 cm, phân thành 5 – 7 thùy chính, các thùy này có thể phân lần thứ hai hoặc đôi khi lần thứ ba. Gân lá nổi mặt dưới, thường màu đỏ nhạt. Từ năm thứ 3 – 4 thì xuất hiện 1 thân mọc lên cao 1 – 2 m mang một số lá nhỏ. Phần ngọn thân là chùm hoa hình chùy mang nhiều hoa. Bao hoa gồm 6 bộ phận màu trắng, xanh nhạt, hoặc đỏ nhạt, 9 nhị. Quả đóng 3 góc.

Thành phần hóa học:

Chủ yếu là những dẫn chất anthranoid, tồn tại dưới các dạng khác nhau Anthraquinon tự do. Chiếm khoảng 0,10 – 0,20% tính theo dược liệu khô và gồm có: chrysophanol, emodin, physcion, aloe emodin và rhein.

Các glucosid của anthraquinon. Chiếm khoảng 60 – 70% của anthranoid toàn phần.

Các glucosid của các anthranol và anthron tương ứng với những aglycon nói trên.

Thành phần thứ hai đáng chú ý là tannin (khoảng 5 – 12%) chủ yếu thuộc nhóm pyrocatechic và một phần thuộc nhóm pyrogallic.

Ngoài ra Đại hoàng còn có calci oxalat, tinh bột, pectin; một chất nhựa ít được nghiên cứu cũng có tác dụng tẩy xổ.

Tác dụng và công dụng:

Thành phần có tác dụng chính trong Đại hoàng là các anthranoid.

Các dẫn chất anthranoid trong Đại hoàng có tác dụng lên đại tràng, làm giảm sự tái hấp thu nước bằng cách làm tăng tiết dịch và tăng nhu động ruột.

Đại hoàng và các anthranoid có tác dụng kháng khuẩn đối với một số loại vi khuẩn như tụ cầu, lỵ, thương hàn.

Emodin có trong Đại hoàng có tác dụng tăng nhu động ruột làm nhuận tràng, kháng khuẩn, chống oxy hóa, chống khối u.

  • liều nhỏ (0,05 0,10 g) Đại hoàng là thuốc bổ, giúp tiêu hóa, liều 0,1 – 0,15 g làm thuốc nhuận; 0,5 – 2 g là liều xổ.

6.7. Cốt khí

Radix Polygoni cuspidati

Dược liệu là rễ củ phơi hay sấy khô của cây Cốt khí (Polygonum cuspidatum Sieb. et Zucc.), họ Rau răm (Polygonaceae).

Đặc điểm thực vật:

         Cây cỏ sống lâu năm, cao 0,50 – 1 m. Trên thân và cành thường có những đốm tím hồng. Lá mọc so le, cuống ngắn, bóng và có màu hồng. Phiến lá hình trứng rộng, mặt trên xanh thẫm, mặt dưới màu nhạt hơn, dài 5 – 12cm, rộng 3,5 – 8 cm, đỉnh lá có mũi nhọn. Bẹ chìa ngắn. Hoa mọc thành chùm ở nách lá. Hoa nhỏ màu trắng. Quả 3 cạnh màu nâu đỏ. Mọc hoang ở một số vùng miền núi. Làng Nghĩa Trai (Hải Hưng) có trồng để thu hoạch dược liệu.

Thành phần hóa học:

Rễ củ chứa các dẫn chất anthranoid ở dạng tự do và dạng kết hợp glycosid với hàm lượng 0,1 – 0,5%. Các thành phần đã xác định: chrysophanol, emodin, physcion, emodin 8-β-glucosid. Ngoài ra còn có polytadin là một stilben glucosid khi thủy phân cho resveratrol. Trong rễ củ còn có tannin.

Tác dụng và công dụng

Dược liệu có tác dụng nhuận tẩy là do các dẫn chất anthranoid.

Resveratrol và polydatin có tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm, ngoài ra còn có tác dụng ức chế sự peroxid hóa lipid và sự lắng đọng triglycerid và cholesterol.

Dược liệu có thể gây nôn, gây tiêu chảy, khó tiêu hóa; cũng có trường hợp gây tổn hại gan và suy giảm hô hấp nhưng hiếm.

Dược liệu có tác dụng giảm ho, hạ đường huyết, cholesterol.

Trong y học cổ truyền, dược liệu ít được dùng làm thuốc nhuận tẩy mà dùng để chữa viêm gan, vàng da, chữa tê thấp đau nhức gân xương, viêm phế quản mãn tính. Dùng ngoài để trị bỏng, rửa âm hộ khi bị lở loét. Dùng nước sắc 5%.

Previous Post

Những cây thuốc chứa mono và diterpenoid

Next Post

Những cây thuốc chứa saponin

Tin bài liên quan

Những cây thuốc chứa flavonoid
Sinh Viên

Những cây thuốc chứa flavonoid

09/05/2025
Những cây thuốc chứa tinh dầu
Sinh Viên

Những cây thuốc chứa tinh dầu

09/05/2025
Những cây thuốc chứa coumarin
Sinh Viên

Những cây thuốc chứa coumarin

09/05/2025
Các hoạt động chào mừng 94 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2025)
Chưa phân loại

Các hoạt động chào mừng 94 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2025)

26/03/2025
Hướng dẫn liên kết tài khoản Facebook, nhận thông báo trên trình duyệt Google Chrome
Banner Trang Chủ

Hướng dẫn liên kết tài khoản Facebook, nhận thông báo trên trình duyệt Google Chrome

12/03/2025
Những món quà Tết làm ấm lòng sinh viên khó khăn
Sinh Viên

Những món quà Tết làm ấm lòng sinh viên khó khăn

03/02/2025
Next Post
Những cây thuốc chứa saponin

Những cây thuốc chứa saponin

  • Trending
  • Comments
  • Latest
Nói chuyện chuyên đề “Cách mạng tháng tám – mốc son thời đại”

Tiêu chuẩn xét chọn danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” và “Tập thể Sinh viên 5 tốt”

13/09/2023
Trường Cao đẳng Y tế Bắc Ninh chào đón các tân sinh viên nhập học đợt 2 – 2023

Danh sách và Lịch nhập học lớp CĐ Điều dưỡng, Dược, Kỹ thuật phục hồi chức năng, Y học cổ truyền, Y sỹ đa khoa năm 2024

06/08/2024
Tuyển sinh Cao đẳng và Trung cấp năm 2024

Tuyển sinh Cao đẳng và Trung cấp năm 2024

05/02/2024
Học cao đẳng dược xong thì có liên thông được ngay không?

Học cao đẳng dược xong thì có liên thông được ngay không?

13/06/2023
GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH DƯỢC

GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH DƯỢC

Chương trình đào tạo ngành Điều dưỡng

Chương trình đào tạo ngành Điều dưỡng

Thủ khoa tuyển sinh đầu vào 2022

Khuyến học, khuyến tài – Hoạt động quan trọng để phát triển Nhà trường

Tích cực truyền thông An toàn giao thông với sinh viên trường Cao đẳng Y tế Bắc Ninh – Hưởng ứng xây dựng “Tỉnh an toàn giao thông”

Tích cực truyền thông An toàn giao thông với sinh viên trường Cao đẳng Y tế Bắc Ninh – Hưởng ứng xây dựng “Tỉnh an toàn giao thông”

Những cây thuốc chứa saponin

Những cây thuốc chứa saponin

09/05/2025
Những dược liệu chứa anthranoid

Những dược liệu chứa anthranoid

09/05/2025
Những cây thuốc chứa mono và diterpenoid

Những cây thuốc chứa mono và diterpenoid

09/05/2025
Những dược liệu chứa tanin

Những dược liệu chứa tanin

09/05/2025

Recent News

Những cây thuốc chứa saponin

Những cây thuốc chứa saponin

09/05/2025
Những dược liệu chứa anthranoid

Những dược liệu chứa anthranoid

09/05/2025
Những cây thuốc chứa mono và diterpenoid

Những cây thuốc chứa mono và diterpenoid

09/05/2025
Những dược liệu chứa tanin

Những dược liệu chứa tanin

09/05/2025

Tìm kiếm tài liệu, văn bản

Browse by Category

  • Banner Trang Chủ
  • Chưa phân loại
  • Chương trình đào tạo
  • Giới thiệu
  • Hệ thống Elearning
  • Hợp Tác Quốc Tế
  • Kế hoạch đào tạo
  • Khảo thí – Bảo đảm chất lượng
  • Nghiên Cứu Khoa Học
  • Quy định về Nghiên Cứu Khoa Học
  • Sinh Viên
  • Thông Báo Sinh Viên
  • Thông Tin Đào Tạo
  • Thông Tin Tuyển Dụng
  • Thông Tin Tuyển Sinh
  • Thư Viện Ảnh
  • Tin Giáo Dục
  • Tin Nhà Trường
  • Tin Tức – Sự Kiện
  • Tin Y Tế
  • Tuyển Dụng – Hợp Tác Quốc Tế
  • Văn Bản Sinh Viên
  • Y Học Thường Thức

Recent News

Những cây thuốc chứa saponin

Những cây thuốc chứa saponin

09/05/2025
Những dược liệu chứa anthranoid

Những dược liệu chứa anthranoid

09/05/2025
  • Cổng thông tin tuyển sinh Trực tuyến
  • Hệ thống Elearning
  • Thư viện
  • Liên hệ
  • Lễ hội, sự kiện, du lịch Việt Nam

© 1999 - 2025 Trường Cao đẳng Y tế Bắc Ninh

No Result
View All Result
  •  
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
      • Lịch sử hình thành và phát triển
      • Sứ mạng, tầm nhìn
      • Mục tiêu bảo đảm chất lượng
    • Sơ đồ tổ chức
    • Hệ thống tổ chức bộ máy nhà trường
      • Tổ chức Đảng, Đoàn thể
      • Hội đồng trường
      • Ban Giám Hiệu
      • Các khoa phòng
  • Tuyển Sinh
    • Thông báo Tuyển Sinh
    • Cổng thông tin tuyển sinh trực tuyến
    • Cao đẳng
      • Điều dưỡng
      • Dược
      • Y Sỹ Đa Khoa
      • Y Học Cổ Truyền
      • Kỹ Thuật Phục Hồi Chức Năng
      • Hộ Sinh
    • Trung cấp
      • Y sỹ đa khoa
      • Y học cổ truyền
    • Đào Tạo khác
      • Cập nhật kiến thức chuyên môn về Dược
      • Sử dụng thuốc hợp lý an toàn
      • Huấn luyện về sơ cứu tại cơ sở lao động
      • Cấp cứu cơ bản (cho Cán bộ y tế)
      • Kiểm soát nhiễm khuẩn và một số kỹ thuật điều dưỡng an toàn
      • Phòng chống lây nhiễm qua đường máu và dịch sinh học
  • Tin Tức – Sự Kiện
    • Tin Nhà Trường
    • Tin Giáo Dục
    • Tin Y Tế
    • Y Học Thường Thức
    • Kỷ Niệm 20 Năm
  • Đào Tạo
    • Chương trình đào tạo
      • Cao đẳng
      • Trung Cấp
    • Kế hoạch đào tạo
      • Cao đẳng
      • Trung cấp
    • Nghiên Cứu Khoa Học
      • Quy định
      • Sản phẩm/Kết quả
  • Khảo thí – BĐCL
  • Tuyển Dụng – HTQT
    • Thông Tin Tuyển Dụng
    • Hợp Tác Quốc Tế
  • Sinh Viên
    • Thông Báo
    • Hệ thống Elearning
    • Văn Bản Sinh Viên
  • Văn Bản
  • Thư Viện Điện Tử
    • Thư Viện Điện Tử
    • Điều Dưỡng
    • Dược
  • Login

© 1999 - 2025 Trường Cao đẳng Y tế Bắc Ninh

Welcome Back!

Sign In with Google
OR

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In